Việc sử dụng kem trộn, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hay thuốc chứa corticoid không phù hợp sẽ khiến da bị tàn phá nặng nè. Nếu phát hiện bản thân có những biểu hiện da nhiễm corticoid, các nàng phải có giải pháp xử lý kịp thời để phục hồi và bảo vệ sức khỏe làn da.
Đọc thêm: Da bị Corticoid – Nhận biết nhanh trước khi gặp biến chứng
Da nhiễm corticoid là gì? Những biểu hiện da nhiễm corticoid
Da nhiễm corticoid là tình trạng da bị tổn thương, viêm nhiễm và mài mòn bởi chất Corticoid khi sử dụng trong một thời gian dài. Corticoid còn được biết đến với tên Corticosteroid/ glucocorticoid, là chất kháng viêm phổ biến trong da liễu.

Liều lượng corticoid trong thuốc phải được kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng những sản phẩm bôi thoa có chứa corticoid hoặc các loại mỹ phẩm, kem trộn không rõ nguồn chứa hàm lượng corticoid cao đã khiến da bị nhiễm độc và tổn thương nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm: Thuốc Corticoid Là Thuốc Gì? Lợi Ích Và Cách Sử Dụng
Tình trạng nhiễm corticoid ngoài khiến da bị tổn thương còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe do đó bạn phải nhận biết sớm các dấu hiệu để kịp thời điều trị. Dưới đây là 5 cấp độ của biểu hiện da nhiễm corticoid.
- Cấp độ 1: là cấp độ tổn thương nhẹ nhất bởi người sử dụng chỉ dùng corticoid nồng độ thấp trong thời gian ngắn. Các biểu hiện trên bề mặt da thường là sần nhẹ, ngứa râm ran trên vùng da được thoa thuốc.
- Cấp độ 2: là giai đoạn viêm da cấp tính bởi da đã bắt đầu bị nhiễm độc và xuất hiện các hiện tượng hoại tử. Những bong bóng như bị bỏng nổi trên da và lan rộng khắp toàn mặt. Các bong bóng vỡ sẽ gây đau nhức và có thể bị mưng mủ nhiễm trùng. Sau khi bong bóng khô lại, vùng da tổn thương sẽ trở nên thâm sạm và rất khó phục hồi.
- Cấp độ 3: Nếu sử dụng sản phẩm chứa corticoid trong thời gian dài thì tổn thương sẽ càng nghiêm trọng và tiến sâu đến hệ mao mạch dưới da. Lúc này làn da sẽ đỏ rực, cảm giác nóng ran và cảm giác như có kiến bò bên trong, đặc biệt biểu hiện càng mạnh mẽ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

- Cấp độ 4: Biểu hiện da nhiễm corticoid ở cấp độ này là làn da trở nên bóng nhày, mụn nhiều hơn và sưng to, đồng thời cũng có hiện tượng nóng rát rất khó chịu.
- Cấp độ 5: Đây là giai đoạn tổn thương ở mức nghiêm trọng nhất. Làn da sẽ rất đỏ, cảm giác bỏng rát và đau nhức kể cả khi không chạm vào. Da cũng trở nên khô hơn, bong tróc và đóng vảy thành từng mảng. Mụn nước có thể xuất hiện trên da kèm theo dịch vàng cùng với dấu hiệu của nhiễm trùng và hoại tử.
Điều trị da nhiễm corticoid như thế nào?
Đối với biểu hiện da nhiễm corticoid nhẹ
Nếu bạn có những biểu hiện da nhiễm corticoid nhẹ, hãy lưu ý những điều sau để phục hồi làn da và ngăn tình trạng nhiễm bệnh trở nên trầm trọng hơn:
- Việc quan trọng đầu tiên là ngưng sử dụng các sản phẩm bôi thoa và đến thăm khám cùng các chuyên khoa da liễu để có chẩn đoán chính xác về tình trạng da của mình.
- Lựa chọn những sản phẩm dịu nhẹ, không có hương liệu, an toàn và lành tính.

- Hạn chế trang điểm và sử dụng mỹ phẩm để bảo vệ làn da bị tổn thương, nếu trong trường hợp bắt buộc hãy lựa chọn mỹ phẩm dạng lỏng.
- Không nên chạm tay vào hoặc chà xát những vùng da đang bị kích ứng để vết thương không lan rộng và nghiêm trọng hơn.
- Tránh tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, và thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh và khô.
- Khi ra ngoài, bảo vệ làn da với kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, mũ, áo chống nắng, vv.
- Giữ tinh thần thoải mái tránh xa lo âu để hạn chế mụn xuất hiện nhiều hơn.
- Kiểm tra lại và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như điều trị tim mạch, chống trầm cảm, vv vì ảnh hưởng đến tình trạng da của bạn, đặc biệt là sưng đỏ.
Đối với biểu hiện da nhiễm corticoid nặng
Nếu bạn có những biểu hiện da nhiễm corticoid nặng, tức da đã suy yếu, trên da có nhiều mụn nước, mụn viêm và có thể bị hoại tử do đã sử dụng corticoid trong thời gian dài trên một năm, thì lúc này bạn không nên dừng sử dụng một cách đột ngột. Nguyên tắc điều trị chính là giảm dần liều lượng corticoid để da thích ứng dần. Cụ thể:
- Giảm tần suất 3 lần/ ngày xuống còn 2 lần/ ngày.
- Giảm tiếp nếu da thích ứng tốt.
- Ngưng sử dụng hẳn khi tình trạng nhiễm corticoid trở về cấp độ nhẹ.
Ngoài ra, hiện nay cũng có rất nhiều phương pháp khác mang lại hiệu quả khi điều trị da nhiễm corticoid như sử dụng thảo dược để thải độc da, dùng thuốc kháng sinh/ kháng viêm để kiểm soát triệu chứng được kê đơn từ bác sĩ, lăn kim và tẩy da chết, hay sử dụng công nghệ ánh sáng để diệt khuẩn, đồng thời phục hồi làn da.
Có thể bạn cần: Phân biệt biểu hiện Da bị nhiễm Corticoid và Viêm da Demodex
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com