Các phương pháp thẩm mỹ xâm lấn đang là từ khóa cực “hot” trên công cụ tìm kiếm google và đi sau nó là những biện pháp phục hồi da tổn thương sau xâm lấn. Vậy đứng trước hàng ngàn bài báo đó bạn đã tìm ra cách chăm sóc tối ưu cho làn da của mình chưa? Chúng tôi sẽ giúp bạn gỡ rối những thắc mắc, lo lắng đó ngay trong bài viết này.
Xem thêm: S.O.S – Giải cứu làn da bị tẩy tế bào chết quá nhiều!!!
Các phương pháp thẩm mỹ xâm lấn “hot” năm 2022

1. Peel da
Peel da là phương pháp sử dụng hóa chất để phá hủy lớp tế bào hư hỏng ngoài cùng của da. Từ đó tái tạo lớp da mới từ những tế bào đáy thuộc lớp thượng bì hoặc trung bì. Acid nồng độ sẽ khiến cho lớp sừng trên bề mặt da bong tróc, giúp làn da được thay mới và cải thiện tông màu.
Phương pháp này rất phù hợp với người muốn điều trị các vấn đề như dày sừng lão hóa, thâm nám, mụn, sẹo rỗ,..hoặc sử dụng hoạt chất mạnh Retinol, BHA trong thời gian dài mà chưa thấy hiệu quả. Các chuyên viên thẩm mỹ sẽ lựa chọn mức độ peel nông – vừa- sâu phụ thuộc vào tình trạng da của bạn.
2. Vi kim tảo biển
Đây là phương pháp thay da vật lý bằng cách sử dụng các tinh thể silicat như những đầu kim thu nhỏ đưa dưỡng chất từ tảo biển vào sâu trong da. Các tinh thể nano siêu nhỏ kết hợp cùng kỹ thuật massage sẽ tác động lên hệ bạch huyết. Từ đó năng lượng nhiệt sản sinh giúp kích thích hệ tuần hoàn, thúc đẩy quá trình tái tạo da diễn ra nhanh hơn.
Phương pháp này sẽ hình thành nên các vi chấn thương do đó có thể gây ra một số phản ứng viêm nhẹ. Vi kim tảo biển giúp rút ngắn chu kỳ tái tạo da từ 30 – 45 ngày xuống chỉ còn từ 3 – 7 ngày. Người có da bị các vấn đề về sắc tố như nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, .. sẽ rất phù hợp với phương pháp này. Vi kim tảo biển không được khuyến cáo sử dụng cho điều trị mụn, trừ trường mụn không viêm hoặc viêm nhẹ.
3. Lăn kim
Lăn kim được sử dụng để điều trị các vấn đề da như: sẹo, mụn, tăng sắc tố da, nếp nhăn nhỏ, rạn da, da chùng nhão,… Các con lăn có gắn khoảng 150 – 200 đầu kim kích thước nhỏ chỉ từ 0,5 – 2,5 mm sẽ lăn trên bề mặt da liên tục, đâm xuyên đến lớp bì tạo ra tổn thương. Tổn thương này sẽ kích thích tăng sinh collagen và elastin, hình thành lớp tế bào mới. Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả se khít lỗ chân lông, cấu trúc da được cải thiện và da đầy đặn hơn.
4. Laser
Laser là kỹ thuật sử dụng năng lượng từ chùm tia laser để chữa lành vùng da bị lồi lõm hay tổn thương. Cơ chế hoạt động của phương pháp laser là tạo ra một vết thương giả, từ đó loại bỏ lớp da cũ hoặc khối u cứng và kích thích sản sinh lớp tế bào mới. Phương pháp này sẽ giúp xóa bỏ cả sẹo lồi và sẹo lõm, giảm nếp nhăn, cải thiện độ săn chắc và tông màu da.
5. PRP
PRP (Platelet Rich Plasma) được biết đến là phương pháp huyết tương giàu tiểu cầu, được ứng dụng trong ngành thẩm mỹ chủ yếu để điều trị sẹo, mụn trứng cá, xóa nhăn chữa rụng tóc, … Tiểu cầu có tác dụng giúp tăng sinh tế bào, collagen, nguyên bào sợi cũng kích thích hình thành mạch máu mới; từ đó phục hồi tổn thương và cải thiện da rất hiệu quả. Máu của chính người bệnh sẽ được lấy ra, sau đó mang đi quay ly tâm.
Kết quả sẽ thu được huyết tương có lượng tiểu cầu gấp 2 – 7 lần so với bình thường, vì thế được gọi là huyết tương giàu tiểu cầu. Lượng PRP này sẽ được tiêm ngược trở lại cơ thể để điều trị và chữa lành các tổn thương da.
6. Tiêm Mesotherapy
Kỹ thuật tiêm mesotherapy sử dụng những mũi kim rất nhỏ trực tiếp đưa dưỡng chất từ thuốc vào đến lớp trung bì của da. Từ đó kích thích khả năng tự làm lành của da đồng thời da cũng nhận được những thành phần có lợi từ thuốc để cải thiện các chức năng của tế bào. Điều này giúp ích cho quá trình tăng sinh tự nhiên của các mô và tăng cường sự tuần hoàn, lưu dẫn tĩnh mạch diễn ra bên dưới da.
Các chuyên viên thẩm mỹ sẽ dựa vào loại da và tình trạng da của khách hàng để xác định công thức thuốc tiêm phù hợp. Tuy nhiên vẫn chứa các thành phần phổ biến bao gồm: vitamin C, E, collagen, elastin, Hyaluronic Acid,….
Những tình trạng da tổn thương sau xâm lấn

1. Rát da, đỏ da, nhiễm trùng vết thương, tăng sắc tố
Peel da hay vi kim tảo biển mặc dù chỉ xâm lấn tối thiểu nhưng cũng có thể gây ra một số biến chứng như nhiễm trùng, viêm đỏ nếu không biết chăm sóc đúng cách. Thông thường sau khi thực hiện liệu trình, bạn sẽ thấy có cảm giác khó chịu như nóng rát, khô da tuy nhiên đó chỉ là hiện tượng bình thường, không nên tự ý dùng tay chà xát vùng mặt hay thoa sản phẩm theo ý thích để tránh gây thêm tổn thương cho da.
Bạn cần đặc biệt cẩn thận nếu thực hiện kỹ thuật laser. Động cơ quay của kỹ thuật laser sẽ tạo ra tổn thương, rỉ máu ngay tại vết thương và chỉ lành nếu có phương pháp chăm sóc đúng. Kỹ thuật này dễ khiến da gặp tình trạng tăng sắc tố sau khi thực hiện. Ngoài ra,tất cả các tia laser đều có khả năng để lại tác dụng phụ cao, có thể diễn ra trong ngắn hạn (nhiễm trùng do vi khuẩn, herpes hoặc nấm) hoặc dài hạn (tăng sắc tố, sẹo, ban đỏ).
Kỹ thuật lăn kim so với các kỹ thuật khác thì ít để lại biến chứng hơn tuy nhiên kết quả thấy được sau khi thực hiện cần mất ít nhất 3 tháng. Kết cấu da sẽ cải thiện dần dần nhờ quá trình lắng đọng collagen. Quá trình này cũng thường kéo dài đến 1 năm.
Nhìn chung các phương pháp đều để lại tổn thương viêm, nóng rát do sử dụng nhiệt độ cao hoặc hoạt chất mạnh. Sắc tố melanin sẽ được tăng cường sản xuất để bảo vệ da nên bạn sẽ hay nhìn thấy hiện tượng tăng sắc tố sau khi điều trị. Tuy nhiên tình trạng này vô cùng bình thường và sẽ được cải thiện sau khoảng 1 – 2 tuần nếu có phương pháp chăm sóc phù hợp.
2. Hình thành sẹo

Khi thực hiện các biện pháp xâm lấn, da bị tổn thương dẫn đến quá trình tăng sinh collagen tự nhiên để sửa chữa phần da đó vì thế sẹo là một phần không thể thiếu của cơ chế chữa lành. Tuy nhiên collagen bị kích thích tăng sinh quá mức hoặc quá ít dẫn đến tình trạng sẹo lồi hoặc sẹo lõm. Các phương pháp phục hồi da tổn thương sau xâm lấn cực kỳ quan trọng để hỗ trợ ngăn cản cơ chế này, tránh để lại sẹo.
3. Da dễ bắt nắng
Làn da tổn thương và mong manh hơn sau khi kết thúc liệu trình vì thế khả năng đề kháng kém, hàng rào bảo vệ da yếu đi khiến cho các tia sáng gây hại từ mặt trời dễ dàng tấn công da hơn.
Phương pháp phục hồi da tổn thương sau xâm lấn
1. Tối giản chu trình skincare
Đặc biệt lưu ý: sau khi kết thúc liệu trình xâm lấn, bạn không nên sử dụng mỹ phẩm trong vòng 48 tiếng để hạn chế gây tổn thương da. Bạn nên lắng nghe bác sĩ hoặc các chuyên gia da liễu để được hướng dẫn cách làm sạch da phù hợp. Các sản phẩm có chứa AHA, BHA hoặc hoạt chất nhóm A và vitamin C dạng LAA cũng được chống chỉ định trong giai đoạn này. Bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm dịu nhẹ với tác dụng cấp ẩm, phục hồi và tái tạo giúp da khỏe mạnh.
2. Chống nắng kỹ càng

Với một làn da tổn thương sau xâm lấn, sức đề kháng yếu và cực kỳ mỏng manh, việc chống nắng sẽ càng quan trọng giúp bảo vệ da khỏi các tác hại từ mặt trời. Không chỉ có tia UVB gây rát bỏng da mà tia UVA từ mặt trời còn có khả năng đâm xuyên da, phá hỏng collagen và elastin gây tổn thương DNA.
Nếu bỏ qua bước chống nắng, làn da của bạn sẽ dễ bị viêm và tăng sắc tố nghiêm trọng. Bên cạnh đó mỗi khi ra đường, bạn hãy nhớ che chắn đầy đủ hơn với áo chống nắng, khẩu trang, găng tay, mũ nón, …để bảo vệ da toàn diện.
Kem chống nắng bảo vệ da toàn diện, xem tại đây: Kem chống nắng vi hạt tế bào gốc, chống lão hóa, bảo vệ toàn diện SPF 50 (Face)
3. Khôi phục hàng rào bảo vệ da và tăng cường dưỡng ẩm

Làn da tổn thương sau xâm lấn cần được củng cố hàng rào bảo vệ, kháng viêm cũng như độ ẩm bù lại cho tình trạng đỏ rát, nóng da, mất nước khi thực hiện một số phương pháp đặc biệt. Bạn có thể kết hợp nhiều nhóm dưỡng chất như nhóm B( vitamin B1, B3, B5), peptides và ceramides để thiết lập mạng lưới bảo vệ da vững chắc cũng như cấp ẩm tầng sâu, nuôi dưỡng da khỏe mạnh.
Ceramide là chất có khả năng khóa ẩm cực tốt do đó bổ sung ceramide cho làn da tổn thương sau xâm lấn sẽ giúp da phục hồi rất nhanh chóng. Thành phần này thường xuất hiện trong các sản phẩm như kem dưỡng và mặt nạ, luôn nằm trong top được yêu thích nhất trên thị trường.
Methode Physiodermie tự hào khi sở hữu “siêu phẩm” kem dưỡng khóa ẩm chuyên sâu Hydra Ceramide Emulsion cực kỳ thích hợp cho làn da vừa thực hiện lăn kim, laser,… Hydra Ceramide Emulsion sở hữu kết cấu mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh sẽ tạo được hiệu ứng căng bóng da trên bề mặt. Không chỉ dừng lại ở đó, Hydra Ceramide Emulsion còn có khả năng cấp ẩm tầng sâu và phục hồi làn da khô, mất nước rất hiệu quả.

Bạn có thể kết hợp cùng mặt nạ làm sáng, tái tạo màng lipid da Lipid Restore Mask cho routine chăm sóc da tổn thương sau xâm lấn của mình. Cả 2 sản phẩm đều thuộc hạng mục mỹ phẩm organic an toàn, lành tính vì thế phù hợp cho bất kỳ loại da nào, kể cả làn da nhạy cảm nhất hay phụ nữ mang thai và cho con bú.
Tìm hiểu thêm: Tẩy tế bào chết an toàn cho da nhạy cảm, tổn thương sau laser
Làn da tổn thương sau xâm lấn cực kỳ mong manh và nhạy cảm. Bạn hãy thuộc lòng câu “thần chú” cấp ẩm – phục hồi – tái tạo để xây dựng quy trình chăm sóc da phù hợp. Chúc bạn luôn có một làn da khỏe đẹp, tươi tắn và rạng ngời nhé. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy nhắn tin ngay cho những chuyên viên tư vấn và chăm sóc da Physiodermie để được giải đáp nhé!
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com