Mụn chai được xem là một giai đoạn của mụn và nằm lì dưới da trong thời gian rất dài có thể lên đến cả năm. Có thể nhịp sống bận rộn khiến nhiều chị em không có đủ thời gian chăm sóc da thật kỹ càng. “Mụn chai có tự hết không?” có lẽ là niềm mơ ước cho sự bận rộn này tuy nhiên không có vấn đề về da nào tự khỏi nếu không có biện pháp chăm sóc đúng đắn. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về mụn chai ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Đọc thêm: Đánh giá Phương pháp trị Thâm mụn truyền thống và hiện đại?
Mụn chai là gì?
Trên thực tế, trong y học không có khái niệm hay thuật ngữ nào cho mụn chai, mụn chai được xem là một giai đoạn của mụn và thường có tất cả những đặc tính của các loại mụn khác. Như vậy làm thế nào để nhận biết mụn nào là mụn chai?
Mụn chai là loại mụn nằm lì dưới da vài tuần liền, thậm chí lên đến vài tháng hoặc cả năm. Người bị mụn chai thường không có cảm giác đau nhức tại nốt mụn vì mụn chai lâu dẫn đến mất cảm giác. Nhìn bằng mắt thường sẽ thấy mụn chai lồi rất rõ trên bề mặt da và sờ vào nốt mụn có cảm giác xơ, cứng, tuy nhiên có một số trường hợp khá mềm vì do còn phản ứng viêm. Mụn chai khi nặn thử bằng tay hoặc tăm bông sẽ không ra được nhân.
Có 2 yếu tố hình thành nên mụn chai: sự sừng hóa quá mức khiến cho nhân mụn không thể đưa được lên trên bề mặt da và nhân mụn hình thành sâu bên dưới da, thường đi cùng với một số phản ứng viêm. Cả 2 hoạt động này có thể thực hiện tách rời hoặc song song cùng 1 lúc.
Sự sừng hóa quá mức sẽ tạo nên loại mụn chai không viêm có nhân mụn chủ yếu là những chất bã dư thừa, màu trắng và không có mủ hoặc máu bên trong. Loại mụn này sau khi được xử lý thường để lại tổn thương không quá nặng nề và rỗ.
Khi nhân mụn hình thành sâu dưới da và đi cùng với phản ứng viêm sẽ hình thành mụn chai viêm có nhân mụn nằm sâu trong nang lông. Nhân mụn của loại này khá cứng, có màu vàng sẫm, mủ và cả máu bầm hoặc một trong những biểu hiện vừa nêu. Mụn chai viêm xử lý khó gấp vài lần so với mụn chai không viêm.
Nguyên nhân khiến mụn bị chai cứng
1. Nặn mụn sai cách
Khi bạn cố tình nặn mụn quá mạnh, các mạch máu dưới da sẽ bị vỡ và để lại tụ máu bầm, do đó mụn chai viêm có rất nhiều máu. Cụ thể, khi da xuất hiện nốt mụn, các mạch máu bên dưới hoạt động mạnh hơn bình thường để tăng tính thấm thành mao mạch giúp các tế bào miễn dịch có thể đi xuyên mạch đến vùng bị tổn thương để giải quyết.

Lúc này sự thoát máu sẽ diễn ra và máu sẽ đặc và nhớt hơn. Lượng máu này được đẩy lên trên nhưng không thể thoát khỏi bề mặt da do bị lớp sừng ngăn lại. Vì thế, đối với loại mụn chai viêm, bạn sẽ thường xuyên thấy hiện tượng tụ máu bầm và khi có tác động nhẹ như kim chích ở bề mặt, máu sẽ tứa ra rất nhiều.
Mụn chai viêm còn chứa mủ bởi khi nặn mụn nhưng xử lý không dứt điểm, vi khuẩn sót lại sẽ len lỏi xuống vào các tầng bên dưới của da hình thành mủ. Điều này chứng tỏ da bị tổn thương rất sâu, nếu không giải quyết triệt để chắc chắn sẽ hình thành sẹo.
2. Sử dụng hoạt chất dưỡng da không phù hợp

Benzoyl Peroxide là thành phần khá “kị” đối với mụn. Trong trường hợp khi cồi mụn chưa lên, sử dụng Benzoyl Peroxide sẽ có khả năng rất cao hình thành chai mụn. Hoạt chất này tạo ra các gốc tự do gây hại đến các tế bào khỏe mạnh. Cụ thể, khi nhân mụn đang ở sâu dưới da, BP sẽ tiêu diệt các tế bào khỏe ở trên trước, khiến lớp tế bào keratinocytes sản sinh nhiều tế bào sừng hơn để bảo vệ da.
Lượng tế bào sừng sản sinh nhiều hơn mức bình thường sẽ dẫn đến hiện tượng sừng hóa quá độ, trong khi những phản ứng viêm dưới da vẫn tiếp tục hoạt động do đó khiến nốt mụn bị chai cứng.
3. Mụn tự chai
Mụn cũng có thể tự chai mà không cần tác động từ bạn. Nếu bạn có người thân hay bị mụn chai thì khả năng cao người tiếp theo sẽ là bạn. Trong trường khác nếu bạn không làm gì, kể cả không làm sạch da và tẩy tế bào chết thường xuyên, lớp sừng trên bề mặt sẽ ngày càng dày và dễ hình thành mụn chai. Ngoài ra, khi đã xử lý tưởng như sạch sẽ sau khi nặn mụn nhưng quá trình viêm xảy ra trong thời gian dài đã làm cho các mao mạch máu bị tổn thương, dẫn đến việc máu bầm sót lại trong nốt mụn do đó hình thành nên mụn chai.
Giải đáp thắc mắc: Mụn chai có tự hết không?

“Mụn chai có tự hết không?”, rất tiếc là mụn chai không thể tự hết nếu không có tác động từ những phương pháp chăm sóc da và điều trị đúng đắn. Nếu không xử lý triệt để, mụn chai sẽ ngày càng cứng và nhân chuyển màu thâm đen hơn, thậm chí để lại sẹo hoặc tồn tại vĩnh viễn trên da.
Cách chăm sóc da có mụn chai
Để loại bỏ hoàn toàn mụn chai, ngoài sự kiên trì nhẫn nại chị em còn phải kiến thức chăm sóc da. Dưới đây là quy trình chăm sóc da có mụn chai tại nhà được gợi ý từ chuyên da gia liễu.
1. Làm sạch và cân bằng
Tẩy trang
Sau khi kết thúc một ngày, tẩy trang sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, độc tố và dầu nhờn bám trên bề mặt, làm thông thoáng lỗ chân lông và giảm tình trạng bít tắc da dễ sinh ra mụn mới.
Tham khảo sản phẩm: Sữa Rửa Mặt Tẩy Trang 3 Trong 1 Thế Hệ Mới
Rửa mặt
Rửa mặt 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối. Nên chọn sửa mặt phù hợp với loại da của mình và có thành phần lành tính, dịu nhẹ để tránh gây kích ứng vì da đang có mụn chai. Sửa rửa mặt dòng dược mỹ phẩm sẽ là lựa chọn khá hoàn hảo đối với làn da có mụn.
Tham khảo sản phẩm: Sữa Rửa Mặt
Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ các độc tố bên dưới da ra ngoài, làm sạch lỗ chân lông, giảm nguy cơ nổi mụn. Tần suất lý tưởng nhất cho việc tẩy tế bào chết là 2 lần/ tuần.
Tham khảo sản phẩm: Tẩy tế bào chết Enzyme sinh học – Làm sáng, mềm mịn cho mọi loại da
Nước hoa hồng
Nước hoa hồng thường chứa các thành phần thiên nhiên lành tính và dưỡng ẩm sẽ giúp cân bằng lại độ ẩm cho da, giúp da mềm mịn, giảm dầu nhờn và giảm mụn.
Tham khảo sản phẩm: Nước hoa hồng cân bằng pH, se khít chân lông, kháng viêm, dịu da
2. Tinh chất đặc trị mụn chai

Sản phẩm Bioarome DEP của thương hiệu dược mỹ phẩm Physiodermie có tác dụng rất tốt trong việc điều trị mụn chai. Sản phẩm chứa các thành phần thiên nhiên lành tính đồng thời có công dụng kháng viêm, đẩy mụn, làm dịu và phục hồi tổn thương nhanh chóng như tinh dầu tràm trà, tinh dầu cây bách xù, tinh dầu hoa oải hương và chiết xuất ngưu bàng.
Tham khảo sản phẩm: Bioarome DEP
3. Kem dưỡng thải độc tố

Bên cạnh chức năng dưỡng ẩm, kem dưỡng Purifying Emulsion còn có tác dụng thải độc da, làm thông thoáng lỗ chân lông, và cải thiện tình trạng da sần sùi, xỉn màu. Đây là loại kem dưỡng hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị mụn chai.
Tham khảo sản phẩm: Purifying Emulsion
4. Các sản phẩm hỗ trợ khác
Bên cạnh sản phẩm chính hỗ trợ điều trị mụn chai, chị em có thể kết hợp với các loại serum hoặc kem dưỡng khác để tăng hiệu quả điều trị. Khi lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm cho da có mụn chai, phải chú ý sử dụng loại có nhãn oil-free (không chứa dầu) hoặc non-comedogenic (không tạo nhân mụn).
Kem chống nắng cũng là một sản phẩm quan trọng để bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, đặc biệt là ánh nắng mặt trời. Nên chọn kem chống nắng quang phổ rộng có chỉ số SPF 30 trở lên mới có thể ngăn cản các tia UV làm hại da. Nhãn trên kem chống nắng cũng nên có chữ oil-free (không dầu) hoặc no-sebum (không gây nhờn). Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm xịt khoáng để có thể cấp ẩm cho da ngay tức thì khi thấy da khô mọi lúc mọi nơi.
Tìm hiểu thêm: 5 Thành phần vàng trong điều trị mụn trứng cá
Như vậy, đối với thắc mắc “mụn chai có tự hết không” thì câu trả lời sẽ là mụn chai không thể tự khỏi. Chị em phải chăm sóc da đúng cách, đều đặn và kiên trị mới có thể triệt tiêu loại mụn cứng đầu này và hạn chế mụn quay trở lại sau khi đã khỏi. Nếu bạn còn thắc mắc về sản phẩm cũng như liệu trình điều trị mụn chai, hãy liên hệ ngay cho Physiodermie để đặt lịch hẹn cùng chuyên viên tư vấn, điều trị và chăm sóc da nhé.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com