Thị trường làm đẹp ngày nay không quá xa lạ với các liệu trình lăn kim hỗ trợ xóa nám, mờ thâm mụn, sẹo rỗ,… Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà liệu pháp này đem lại, nếu không chăm dưỡng và phục hồi đúng cách rất có thể để lại những biến chứng gây hại cho da như: tăng sắc tố, mụn mủ, nhiễm trùng da gây nên mụn tụ cầu,… Có thể khẳng định, giai đoạn phục hồi da sau lăn kim là vô cùng quan trọng.
Tình trạng da sau khi lăn kim
Phương pháp lăn kim thường được thực hiện khá nhanh, thời gian giao động từ 15 – 30 phút tùy vào tình trạng của da. Trong quá trình thực hiện bác sĩ da liễu hoặc các bạn kỹ thuật viên sẽ sử dụng thanh kim với những mũi kim siêu nhỏ lăn trên da của bạn. Trước khi thực hiện thao tác này, các bạn sẽ được ủ tê để giảm cảm giác đau khi thực hiện.
Phương pháp lăn kim sẽ tạo tổn thương trên làn da của chúng ta, sau đó bác sĩ sẽ bôi một loại dưỡng chất hoặc huyết thanh để kích thích cơ chế tự phục hồi da. Tuy nhiên việc chăm sóc da sau đó là vô cùng cần thiết để tránh gây ra biến chứng về sau.
Sau khi lăn kim da thường xuất hiện các tình trạng như: sưng đỏ, khô sần, thô ráp, da dễ nhạy cảm và kích ứng, dễ hình thành sẹo, dễ gây nên mụn tụ cầu nếu bị nhiễm trùng da,… Tùy vào mức độ thích nghi của từng loại da, thời gian phục hồi cũng sẽ khác nhau.
Cách phục hồi da sau lăn kim chuẩn khoa học an toàn tại nhà
Giai đoạn đầu: 3 ngày đầu sau khi lăn kim
Sau khi thực hiện liệu trình lăn kim, làn da của chúng ta sẽ rất nhạy cảm và “khó chiều”, nếu các bạn sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa thành phần tẩy rửa mạnh sẽ rất có hại cho da.
Ở giai đoạn này, các bạn chỉ nên lau mặt bằng nước đóng chai, nước sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý với những thao tác sau:
- Rửa sạch tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn và lấy sạch bụi bẩn
- Chuẩn bị 1 cái thau nhỏ đã được làm sạch, đổ một lượng vừa đủ nước lọc đóng chai hoặc muối sinh lý vào thau (chú ý thau đựng cũng nên được làm sạch để tránh nhiễm trùng cho da)
- Lấy 1 miếng gạc y tế hoặc bông tẩy trang thấm nước lọc đóng chai hoặc nước muối sinh lý nhẹ nhàng lau lên da, có thể lau lại thêm một lần để lấy sạch bụi bẩn và bã nhờn
- Sau khi làm sạch, bạn dùng bông tẩy trang/khăn mềm để thấm khô nước trên bề mặt da
Lưu ý: bạn hãy đảm bảo tất cả những vật chạm lên da hoặc tiếp xúc gián tiếp đều sạch 100% không có vi khuẩn để hạn chế tối đa việc nhiễm trùng.
Giai đoạn hai: Từ 4 đến 5 ngày sau lăn kim
Từ ngày thứ 4 trở đi làn da lúc này của chúng ta đã bắt đầu lên mài và có thể vệ sinh da bằng sữa rửa mặt. Tuy nhiên, nên ưu tiên các dòng sữa rửa mặt sạch sâu, dịu nhẹ, không gây cảm giác khô căng sau khi sử dụng.
Sữa Rửa Mặt Tẩy Trang 3 Trong 1 Thế Hệ Mới – Deep Cleansing Milk của Physiodermie với chiết xuất tinh dầu hoa hướng dương dịu nhẹ kết hợp công nghệ siêu thẩm thấu MEIMA giúp sản phẩm len lỏi đến từng lỗ chân lông loại bỏ sạch sẽ bụi bẩn nhưng không làm khô da. Sữa rửa mặt rất phù hợp với những làn da nhạy cảm như da sau khi lăn kim.
Một lưu ý nhỏ, vì da sau khi lăn kim vết thương cần được chữa lành, không nên sử dụng sữa rửa mặt có dạng hạt và chứa chất tẩy quá mạnh sẽ làm kích ứng da.
Giai đoạn ba: Từ 5 đến 7 ngày sau lăn kim
Ở giai đoạn này, các bạn nên lưu ý tránh dùng tay cạy các lớp vảy bong trên da, nên để chúng bong ra tự nhiên. Ở giai đoạn này, các lớp da non bắt đầu hình thành, bạn nên sử dụng thêm kem dưỡng để hạn chế tối đa tình trạng thâm và sẹo.
Kem dưỡng phục hồi sau lăn kim Sensitive Skin Emulsion làm dịu da nhạy cảm với hợp chất độc quyền PCbG tăng cường lợi khuẩn hỗ trợ cân bằng, tái tạo, bảo vệ da. Đặc biệt, kem dưỡng có chứa thêm chiết xuất tinh dầu: cúc la mã, cây phỉ, rễ cây cam thảo,.. hỗ trợ quá trình kháng viêm, làm dịu và kích thích tăng sinh collagen và elastin tái tạo tế bào da mới.
Một số lưu ý nên tránh sau khi lăn kim
Tăng cường bảo vệ da, sử dụng kem chống nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sau khi chăm dưỡng da 7 ngày sau liệu trình, bạn có thể sử dụng kem chống nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Sau khi thực hiện liệu trình lăn kim, chúng ta nên hạn chế đi bơi, để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến vết thương hở chưa được phục hồi. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế trang điểm để da có khoảng nghỉ chữa lành những tổn thương.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý cũng là chìa khóa hỗ trợ giúp da mau lành. Bạn nên bổ sung ít nhất 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Nghiên cứu tại một trường đại học tại bang Missouri-Columbia cho thấy rằng uống 500ml nước (khoảng hai ly) có thể tăng lưu lượng máu đến da ngay lập tức. Việc uống nước đủ sẽ làn da được giữ ẩm, mịn màng và hồng hào hơn.
Bổ sung nhiều rau củ có chứa vitamin C như: cam, cà rốt, cà chua, ớt chuông, cải xoăn, đu đủ. Vitamin C sẽ đẩy nhanh quá trình lành thương, lấp đầy sẹo và có được làn da mịn màng, trắng sáng.
Không nên ăn những thức ăn cay nóng, dầu nhiều và hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cafe,…
Việc phục hồi da sau lăn kim không khó cũng không dễ, nhưng cần cẩn thận và tỉ mỉ để hạn chế rủi ro biến chứng cho da. Để làn da được phục hồi nhanh chóng và không để lại biến chứng hãy gọi ngay HOTLINE: 097 247 6664 để chuyên gia Physiodermie tư vấn giúp bạn nhé!
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com