Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? Đa số người bị viêm da tiếp xúc đều có thắc mắc chung này, nếu không điều trị kịp thời bệnh có nghiêm trọng không?
Bệnh lý da liễu viêm da tiếp xúc có thể sẽ để lại một số biến chứng như viêm mô tế bào, bội nhiễm, nhiễm trùng da,… Để hạn chế tổn thương trên da, bạn nên có phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Hãy cùng Physiodermie tham khảo bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời khi chữa bệnh viêm da tiếp xúc.
1. Viêm da tiếp xúc là gì? Có gây nguy hiểm đến sức khỏe không?
Viêm da tiếp xúc là bệnh lý ngoài da khi cơ thể tiếp xúc với một số chất gây kích ứng như kim loại, thực phẩm, hóa chất, mùi hương,… Tùy vào chất tiếp xúc có độc hại hay không, da bị khô và xuất hiện tình trạng nổi mẩn, phát ban, nặng hơn là nổi mụn nước, phồng rộp da,…
Viêm da tiếp xúc xuất hiện mụn nước, sưng đỏ
Bệnh lý này tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến một số hậu quả như:
- Nhiễm trùng da: Khi viêm da các loại vi khuẩn (tụ cầu khuẩn Staphylococcus, liên cầu khuẩn Streptococcus) xâm nhập vào da khi bạn cào gãi gây tổn thương vùng da bị bệnh. Một số dấu hiệu đặc trưng để nhận biết đó là da sưng đỏ, mưng mủ, phù nề, đóng vảy, sưng tấy,…
- Viêm mô tế bào: Ngoài các biểu hiện như lở loét, chảy mủ của nhiễm trùng da, viêm mô tế bào có biến triệu chứng nặng hơn đối với cơ thể như đau nhức cơ, sốt cao, có thể gây nhiễm trùng huyết.
- Tăng sắc tố da sau viêm: Khi da đã lành hẳn, vùng da bị tổn thương trước đó sẽ bị sạm, đổi màu thâm đen, thậm cho là bị sẹo thâm. Tùy vào cơ địa, tình trạng sắc tố da có thể được cải thiện hoặc không.
- Bội nhiễm: Mắc bệnh viêm da tiếp xúc mà không phát hiện sớm để điều trị dễ dẫn đến biến chứng viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết,…
- Sốc phản vệ: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Với một số biểu hiện như buồn nôn, khó thở, chóng mặt, hạ huyết áp,… nặng hơn có thể là mất ý thức.
Biến chứng để lại do viêm da tiếp xúc có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Vì vậy, khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
2. Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?
Viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể như mặt, bàn tay, bàn chân,… Nếu vùng da đó tiếp xúc trực tiếp với chất gây kích ứng. Vậy bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?
Theo chuyên gia da liễu, viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu không lây nhiễm. Tùy vào cơ đị, gen di truyền mỗi người, không phải ai cũng bị kích ứng với các chất khi tiếp xúc. Nếu bạn viêm da tiếp xúc do phấn hoa, người khác chưa chắc sẽ bị vậy. Nhưng bạn cần lưu ý, các loại phát ban trên da có thể lây lan đến các vị trí xung quanh vùng da bị bệnh nếu có sự tiếp xúc.
Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? Theo chuyên gia da liễu là không lây nhiễm
Ngoài ra, các triệu chứng viêm da tiếp xúc sẽ biểu hiện rõ rệt trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Nếu để triệu chứng có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần thì bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần xác định chất gây kích ứng để không tiếp xúc và tìm phương pháp ngăn chặn chuyển biến xấu của viêm da tiếp xúc.
3. Một số cách điều trị bệnh viêm da tiếp xúc nhanh khỏi
3.1. Áp dụng biện pháp chăm sóc đơn giản tại nhà
Rửa sạch vùng da bị viêm
Việc đầu tiên khi tiếp xúc với chất gây kích ứng đó là làm sạch vùng da tiếp xúc với chất gây kích ứng. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ các chất kích ứng còn sót lại trên da.
Chườm mát vùng da bị viêm
Có nhiều trường hợp, vùng da bị tổn thương nóng rát, đau đớn. Lúc này, người bệnh có thể chườm mát vùng da bị ảnh hưởng một miếng vải ẩm để làm dịu da, giảm cảm giác ngứa và nóng rát. Bạn có thể ngâm vải trong nước muối, nước đá trước khi chườm lên da để sát trùng, giảm viêm.
Bôi kem dưỡng ẩm
Sau khi da bị viêm được làm sạch, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần lành tính để tạo độ ẩm cho da. Ngoài ra, còn giúp da giảm các triệu chứng của viêm da tiếp xúc, thúc đẩy quá trình phục hồi hàng rào bảo, da sẽ bớt nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ cao,…
Làm sạch vùng da bị viêm với nước sát khuẩn dịu nhẹ
>>> Xem thêm: Cách chọn kem dưỡng ẩm phù hợp từng loại da
3.2. Sử dụng thuốc Tây để điều trị các triệu chứng nghiêm trọng
Khi các biện pháp chăm sóc tại nhà không thể đáp ứng vì tình trạng viêm da tiếp xúc nặng hơn. Lúc này, người bệnh cần được bác sĩ chỉ định các loại thuốc bôi ngoài và thuốc uống để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.
Một số loại thuốc tây thường được sử dụng khi điều trị bệnh viêm da tiếp xúc:
- Thuốc mỡ corticosteroid như Medrol, Celestone, Kenalog được sử dụng với liều lượng nhẹ để giảm viêm da, ngứa ngáy. Nếu người bệnh có triệu chứng nghiêm trọng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng corticosteroid liều lượng mạnh.
- Thuốc mỡ tacrolimus: Là loại thuốc ức chế alcineurin, được chỉ định để điều trị các triệu chứng nổi mẩn, tróc vảy. Người bệnh cũng có thể kết hợp hoặc thay thế thuốc mỡ corticosteroid theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Kem bôi pimecrolimus: Tương tự như tacrolimus, nhưng loại thuốc này được sử dụng để điều trị bệnh viêm da tiếp xúc từ nhẹ đến trung bình để ngăn chặn đỏ da lan rộng hay nổi mụn nước.
- Thuốc kháng sinh: Trường hợp viêm da tiếp xúc có dấu hiệu bội nhiễm, nhiễm trùng nhóm thuốc kháng sinh như Dicloxacillin, Penicillin, Cephalosporin,.. sẽ ức chế và tiêu diệt vi khuẩn nhằm giảm tình trạng nhiễm trùng.
Bôi thuốc điều trị viêm lên vùng da bị nhiễm bệnh
3.3. Điều trị viêm da tiếp xúc với dược liệu lành tính
Để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc Tây, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian dưới đây để điều trị tình trạng viêm da tiếp xúc mới khởi phát:
- Mật ong nguyên chất: Bạn có thể bôi mật ong nguyên chất lên vùng da bị thương. Sau khoảng 15 phút, rửa lại với nước ấm để loại bỏ vi khuẩn viêm da, cấp ẩm, làm dịu vùng da đỏ rát.
- Lá trầu không: Đun một ít lá trầu không với một lượng nước vừa phải. Sau đó pha hơi loãng với nước để tắm giúp làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, ngăn nguy cơ bội nhiễm.
- Lá khế: Đun lá khế ngâm với một ít nước, để nguội và ngâm rửa vết thương 1 – 2 lần/ngày để kháng viêm vết thương.
Sử dụng nước trầu không để loại bỏ các chất gây kích ứng trên da
>>> Xem thêm: Điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng an toàn và hiệu quả tại nhà
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? Viêm da tiếp xúc thật sự không nguy hiểm, nhưng nếu triệu chứng sưng rộp kèm mụn nước bạn phải thận trọng. Cách tốt nhất, bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để được điều trị chuyên sâu. Hãy theo dõi thêm các bài viết khác trên website về cách chăm sóc da chuyên sâu.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com