Tùy vào các cấp độ da nhiễm corticoid và tình trạng da, bs da liễu cùng chuyên gia Physiodermie sẽ hướng dẫn bạn thải độc và cai nghiện corticoid hiệu quả, đúng cách.
Corticoid là thuốc kháng viêm có công thức tương tự hormone tiết ra từ tuyến vỏ thượng thận trong của cơ thể. Nhưng lạm dụng corticoid có thể gây nhiều tác hại cho sức khỏe. Hiện nay tình trạng da bị nhiễm corticoid do sử dụng sản phẩm chứa loại thuốc này khá nhiều. Làn da “nghiện” corticoid sẽ bị tổn thương, thẩm chí sức khỏe cũng ảnh hưởng. Cùng Physiodermie tìm hiểu các cấp độ da nhiễm corticoid và cách cai nghiện loại thuốc này qua các thông tin hữu ích dưới đây!
1. Phân loại 4 nhóm hoạt lực của corticoid
Thử nghiệm Human vasoconstriction assay (tác dụng co mạch) được đề xuất năm 1962 bởi Stoughton và McKenzie. WHO đã dựa trên thử nghiệm này để phân chia các loại corticoid tại chỗ thành các phân lớp từ I đến VII với hoạt lực tương ứng từ mạnh đến yếu.
7 phân lớp này tiếp tục đươc phân thành 4 nhóm với hoạt lực như sau:
- Nhóm hoạt lực rất mạnh: phân lớp I
- Nhóm hoạt lực mạnh: phân lớp II và III
- Nhóm hoạt lực trung bình: phân lớp IV và V
- Nhóm hoạt lực yếu: phân lớp VI và VII
Tùy theo loại corticoid sử dụng, với hoạt lực khác nhau mà chúng có thể tạo nên tác dụng/tác hại lên da và cơ thể khác nhau. Trên thị trường hiện nay có một lượng lớn chế phẩm corticoid. Vì thế cần có các nguyên lý cơ bản, chẳng hạn như phân loại hoạt lực của chúng để người kê đơn có thể chọn loại corticoid phù hợp. Điều này nhằm đạt được hiệu quả điều trị tối ưu, đồng thời giảm thiểu các tác dụng phụ của loại thuốc kháng viêm này.
Đối với ứng dụng trong điều trị da nhiễm corticoid, phân loại này cũng có ý nghĩa lớn. Các bác sĩ, chuyên gia da liễu cũng có thể dựa vào phân loại hoạt lực của corticoid để lựa chọn loại thuốc hợp lý. Điều này nhằm giúp bệnh nhân giảm liều, cai nghiện corticoid an toàn, hiệu quả và giảm tối đa cảm giác khó chịu trên da, cơ thể.
2. Nhận biết các cấp độ da nhiễm corticoid
Kem trộn chứa corticoid mang đến công dụng trắng sáng, mịn da cực kỳ rõ ràng. Kèm theo đó, những dấu hiệu tổn thương sau đó cũng dễ dàng nhận thấy bấy nhiêu. Có rất nhiều biểu hiện của da nhiễm corticoid, nhưng phổ biến nhất là 5 dấu hiệu tương ứng các cấp độ da nhiễm corticoid sau:
- Cấp độ 1: Da tổn thương mức độ nhẹ, bề mặt da sần nhẹ, bong tróc, có thể ngứa râm ran vùng da thoa sản phẩm nhưng không quá khó chịu.
- Cấp độ 2: Được xem là cấp độ làn da chính thức “nhiễm độc” và xuất hiện mụn nước li ti, có thể lan khắp mặt. Tình trạng đỏ da thường xuyên hơn và có thể nổi các bong bóng nước và gây đau nhức khi vỡ.
- Cấp độ 3: Tình trạng giãn mạch máu xuất hiện, các tổn thương đi sâu tới hệ mao mạch. Làn da luôn đỏ rực, nhạy cảm với nhiệt độ cao, gió bụi, đồng thời luôn thấy nóng ran. Nhiều trường hợp da giữ nước gây phù nề, căng tức kèm cảm giác châm chích bên trong.
>> Xem thêm: Phục hồi da mặt bị giãn mao mạch do nhiễm Corticoid bằng dược mỹ phẩm – Phác đồ từ chuyên gia da liễu
- Cấp độ 4: Nổi mụn ồ ạt và viêm da tăng tiết nhờn. Các biểu hiện dễ nhận biết là da nổi mụn sưng to kèm bóng nhầy, nóng đỏ và rát, cảm giác như bị châm chích.
- Cấp độ 5: Tình trạng nặng nhất, viêm da kích thích với biểu hiện làn da nóng rát, đỏ và đau nhức kể cả khi trong điều kiện bình thường, không chạm vào. Đồng thời da khô dần, đóng vảy thành mảng bong tróc. Hơn thế nữa, trên da có thể xuất hiện mụn nước kèm dịch vàng, thậm chí nhiễm trùng và hoại tử.
3. Bác sĩ da liễu chia sẻ cách thải độc và cai nghiện corticoid
Trong các cấp độ da nhiễm corticoid, cấp độ nhẹ (da bong tróc, ửng đỏ, chỉ dùng corticoid trong thời gian ngắn) là dễ điều trị nhất. Đối với trường hợp nhẹ, bạn hoàn toàn có thể phục hồi da nhiễm corticoid tại nhà mà không cần dùng thuốc. Da cũng có thể cai nghiện corticoid dễ dàng, chỉ cần bạn nhẫn nại, kiên trì không dùng chúng và tích cực phục hồi da từ sản phẩm từ thiên nhiên.
Riêng các trường hợp nặng, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ da liễu. Đặc thù có trường hợp cần dùng thuốc, can thiệp bằng các loại corticoid phù hợp và an toàn hơn với chỉ định của bác sĩ để giảm liều dần. Bởi nếu dừng đột ngột có thể dẫn đến tình trạng bùng mụn, da phản ứng quá mức người bệnh không chịu được.
Chính vì thế, nguyên tắc “cai nghiện” cho da và hồi phục là cần đi từng bước. Nên Giảm dần thời lượng và hạn chế số lượng bôi. Bạn nên giảm dần từ bôi mỗi ngày sang cách ngày, rồi tuần 2 lần, 1 lần, giảm tieps 2 tuần 1 lần và dần ngừng bôi hẳn. Tuy nhiên, đây chỉ là con số tương đối.
Để được tư vấn giảm liều, cai corticoid cá nhân hóa theo tình trạng da và chuẩn khoa học, vui lòng gửi tin nhắn đến chuyên gia Methode Physiodermie.
Việc thải độc corticoid cần kết hợp thanh lọc từ bên trong lẫn phục hồi từ bên ngoài. Bạn cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để tăng đề kháng và thải độc tự nhiên cho cơ thể và làn da. Song song đó, làn da cần được chăm sóc đúng cách, thải độc và phục hồi từ lớp trung bì ra biểu bì với các sản phẩm hỗ trợ từ bên ngoài.
Dù da nhiễm corticoid cấp độ nào thì việc chăm sóc tại nhà cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng. Để thải độc da cần chu trình chăm sóc đủ bước: Làm sạch và cân bằng da – Làm dịu da giảm triệu chứng – Cấp ẩm phục hồi – Bảo vệ da khỏi ánh nắng, yếu tố gây hại từ môi trường.
Dòng sản phẩm điều trị da nhạy cảm, da nhiễm corticoid từ Physiodermie được bác sĩ da liễu Đỗ Thị Phương Nhung tin dùng trong việc phục hồi da nhạy cảm. Đặc biệt, bác sĩ nhung cùng nhiều chuyên gia da liễu đã sử dụng Dược mỹ phẩm Physiodermie tổn thương như da nhiễm corticoid. Sản phẩm nhập khẩu từ Thụy Sĩ với thành phần thiên nhiên lành tính, cùng công nghệ MEIMA độc quyền tăng khả năng thẩm thấu, tối ưu hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.
Tóm lại, có nhiều phương pháp phục hồi da phù hợp các cấp độ da nhiễm corticoid khác nhau. Quá trình điều trị da nhiễm corticoid có thể khá tốn kém và trải qua thời gian dài, cần sự kiên trì và hợp tác từ người được điều trị. Các chuyên gia Physiodermie luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn giải pháp phù hợp, tối ưu nhất cho bạn, liên hệ ngay liên hệ hotline 097.247.6664 để được tư vấn trực tiếp, cá nhân hóa theo tình trạng da. & các cấp độ da nhiễm corticoid
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com