Các loại axit dưỡng da phổ biến trong ngành chăm sóc da có thể kể đến như Alpha Hydroxy Acid, Salicylic Acid, Hyaluronic Acid, Ferulic Acid,…
Thực tế, acid trong các sản phẩm như sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết, serum,… có gốc dầu hoặc gốc nước, được chiết xuất từ thực vật (các sản phẩm của Physiodermie) nên rất an toàn giúp điều trị da xỉn màu, trị mụn,… hoặc bảo vệ làn da tránh khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, một số tín đồ thích làm đẹp chưa hiểu rõ về đặc tính, công dụng của các loại acid, sử dụng không phù hợp, làm da nhạy cảm và yếu dần. Vì vậy, bạn hãy cùng Methode Physiodermie theo dõi bài viết dưới đây để nắm được cách sử dụng acid trong chăm sóc da hiệu quả.
1. Các loại axit hoạt động như thế nào trên da?
Các loại acid có thể thay đổi sinh lý trong các lớp da, thường là ở tầng thượng bì. Sau một thời gian sử dụng, các acid sẽ thẩm thấu sâu vào cấu trúc da giúp da thay đổi theo chiều hướng tích cực. Cụ thể hơn về cách hoạt động của acid với tế bào da:
- Loại bỏ các tế bào chết trên da, tránh gây bít tắc lỗ chân lông, hạn chế nổi mụn.
- Liên kết các tế bào bị đứt gãy, củng cố hàng rào bảo vệ da và tăng sức đề kháng cho da.
Trong một quy trình chăm sóc da, bạn thường xây dựng nhiều bước như làm sạch, tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm, trị nám, trị nếp nhăn,… Mỗi vấn đề da sẽ có loại acid phù hợp như:
- Tẩy tế bào chết: Glycolic Acid (AHA), Lactic Acid (AHA) phá vỡ các tế bào da, bụi bẩn trong lỗ chân lông nhằm thúc đẩy quá trình thay đổi tế bào mới.
- Làm sáng, đều màu da: Axit L Ascorbic (vitamin C) làm mờ đốm nám, ngăn chặn tăng sắc tố melanin và sẹo mụn giúp làn da sáng hơn.
- Điều trị mụn trứng cá: Salicylic Acid (BHA) loại bỏ vi khuẩn, giảm mụn viêm và ngăn ngừa mụn tái phát.
- Cấp nước và dưỡng ẩm: Hyaluronic acid (HA) là một thành phần phổ biến trong nhiều sản phẩm chăm sóc da nhờ khả năng hút và giữ ẩm. HA giúp cấp nước và làm đầy da, làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và vết chân chim.
- Chống lão hóa: Các loại acid như Retinol, Ferulic Acid kích thích sản xuất collagen, cải thiện độ đàn hồi và săn chắc giúp giảm các dấu hiệu lão hóa da.
Xem thêm: Top sản phẩm chống lão hóa bán chạy nhất Methode Physiodermie
Các loại axit dưỡng da tác động tích cực đến làn da lão hóa, nhiều nếp nhăn.
2. Các loại axit dưỡng da phổ biến trong mỹ phẩm
2.1. Lactic Acid
Lactic Acid chính là một alpha-hydro acid (AHA) tự nhiên, được hình thành từ quá trình lên men ngô, mía, củ cải đường,… Nổi tiếng với khả năng tẩy tế bào chết, sản phẩm chứa Lactic Acid khi tiếp xúc trên da sẽ nhẹ nhàng len lỏi vào cấu trúc da nhằm loại bỏ lớp sừng, làm thông thoáng lỗ chân lông.
Lactic Acid (AHA) hoạt động ở tầng thượng bì để loại bỏ tế bào chết.
Ngoài ra, hoạt chất này còn kích thích quá trình sản sinh collagen và elastin, tăng cường dưỡng ẩm giúp cấu trúc da săn chắc, đàn hồi. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm chứa Lactic Acid như Nước thần Pro – Microbiome Lotion, Thanh tẩy Micropeeling AHA của thương hiệu Methode Physiodermie.
2.2. Glycolic Acid
Glycolic Acid thuộc họ Axit Alpha Hydroxy (AHA) có nguồn gốc từ đường mía, phân tử nhỏ hơn nhiều lần so với các phân tử khác. Nhờ vậy, hoạt chất thẩm thấu sâu vào da, hoạt động như một chất tẩy tế bào chết, kích thích sản sinh collagen, giảm nếp nhăn, ngăn ngừa mụn trứng cá và làm mờ nếp nhăn hiệu quả.
Tuy nhiên, khi bạn sử dụng sản phẩm chứa AHA cần bôi kem chống nắng để bảo vệ làn da dưới sự tác động của ánh nắng mặt trời. Khi kết hợp với các loại hoạt chất như Retinol, Vitamin C,… bạn nên sử dụng xen kẽ ngày chẵn – ngày lẻ hoặc sáng – tối để tăng cường khả năng tái tạo và đạt hiệu quả chăm sóc da tối ưu.
2.3. Salicylic Acid
Salicylic Acid là một beta-hydroxy acid (BHA) tan trong dầu và có tính kháng viêm. Đây được xem là thành phần lý tưởng để làm sạch sâu lỗ chân lông, điều trị mụn sưng viêm, mụn đầu đen, mụn đầu trắng và ngăn ngừa mụn tái phát.
Salicylic Acid có thể tan trong dầu và điều trị mụn sưng viêm hiệu quả.
Hoạt chất này thường xuyên xuất hiện trong sữa rửa mặt hoặc trong các sản phẩm điều trị mụn như High Purity Bio-Serum, giúp se đầu mụn và giảm sưng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, lăn mụn Actinyl No.4 của Methode Physiodermie cũng chứa Salicylic Acid có khả năng kiểm soát dầu nhờn, làm khô nhân mụn và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương do mụn để lại.
2.4. Hyaluronic Acid
Là một chất tự nhiên được tìm thấy trong da, Hyaluronic Acid có khả năng giữ nước gấp 1.000 lần trọng lượng của nó, nên trở thành chất dưỡng ẩm tối ưu cho mọi loại da.
Theo thời gian, lượng Hyaluronic Acid tự nhiên trong da sẽ giảm đi dẫn đến làn da bị khô, mất độ đàn hồi và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Với sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần Hyaluronic Acid như serum sinh học cấp nước đa tầng Bi – Molecular Hyaluronic Acid, kem dưỡng cấp nước tầng sâu Hydro Control Emulsion, kem dưỡng khóa ẩm chuyên sâu Hydra Ceramide Emulsion,… sẽ phục hồi độ ẩm cho làn da khô, duy trì cân bằng ẩm cho da dầu và cải thiện độ mịn màng cũng như cấu trúc da.
Xem thêm: Hyaluronic Acid – Chìa khoá giữ nước cho làn da căng mọng
Hydro Control Emulsion chứa HA nồng độ cao giúp giảm mất nước bề mặt.
2.5. Ferulic Acid
Ferulic Acid có nguồn gốc từ thực vật như gạo, yến mạch, lúa mì, hạt táo, cam, quýt,… Nhờ vào khả năng ức chế các gốc tự do, hoạt chất này vô hiệu hóa hoạt động của enzyme tyrosinase làm giảm sự sản sinh melanin, cải thiện làn da đều màu, hạn chế thâm sạm.
Ngoài ra, Ferulic Acid còn giúp chống lại các yếu tố gây viêm da, gây mụn và bổ sung chất chống oxy hóa nhằm duy trì làn da tươi trẻ, rạng rỡ hơn. Bạn có thể kết hợp Ferulic Acid với vitamin C, vitamin E để ngăn ngừa nguy cơ da bị căng thẳng, oxy hóa.
Ferulic Acid có khả năng ức chế sự sản sinh melanin, làm mờ thâm nám hiệu quả.
Bài viết trên đã chia sẻ một số thông tin chi tiết về các loại acid trong chăm sóc da. Việc sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa acid chỉ hiệu quả khi bạn hiểu được tình trạng, vấn đề da hiện tại. Khi sử dụng acid, làn da sẽ nhạy cảm hơn, nên bạn cần thoa kem chống nắng hàng ngày để hạn chế kích ứng. Nếu đang muốn tìm kiếm sản phẩm chứa loại acid phù hợp với vấn đề da, bạn hãy liên hệ ngay với hotline 0972476664 của Methode Physiodermie để được tư vấn c
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com