Ngứa da mặt do Demodex là bệnh da liễu thường gặp, liên quan đến vi khuẩn được tìm thấy trên da người.
Số lượng của Demodex tăng đột biến sẽ gây ra các triệu chứng lâm sàng, điển hình là ngứa và nổi sẩn đỏ. Thức ăn của chúng chủ yếu là tuyến bã nhờn và sinh sống trong nang lông, nên mắt thường không thể nhìn thấy được. Vậy làm sao để xác định da có nhiễm Demodex không? Để tìm kiếm câu trả lời, bạn hãy cùng Physiodermie theo dõi bài viết sau.
1. Vi khuẩn Demodex là gì?
Demodex thuộc họ ve mạt, được biết đến là loại ký sinh nhỏ nhất trong ngành chân khớp và sinh sống trong nang lông, tuyến bã nhờn trên cơ thể người. Hình dạng của Demodex gồm đầu, ngực và đuôi. Vi khuẩn này được chia thành hai loại sống ký sinh trên da người:
- Demodex brevis: Ký sinh ở tuyến bã nhờn, có chiều dài từ 0,15 – 0,2mm.
- Demodex folliculorum: Ký sinh ở nang lông như lông mi, lông mày, tóc,… có chiều dài từ 0,3 – 0,4mm.
Tuy nhiên, loại vi khuẩn này không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ có thể quan sát sự chuyển động dưới kính hiển vi quang học.
Sự chuyển động của Demodex trên da dưới kính hiển vi.
Không giống như các loài vi khuẩn khác, Demodex thường sống thành cặp, có vòng đời từ 18 – 24 ngày. Mỗi con cái có thể đẻ 20 – 24 trứng trong nang lông, tuyến bã nhờn,.. Mất khoảng 3 – 4 ngày trứng phát triển thành ấu trùng, thêm 7 ngày sau phát triển thành con trưởng thành và sẵn sàng giao phối để tiếp nối chu kỳ ký sinh. Sau khi chết, xác của Demodex sẽ hóa lỏng, phân hủy trên bề mặt da khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng gây ra nổi ban đỏ, ban sẩn, mụn mủ.
2. Triệu chứng thường gặp khi ngứa da mặt do Demodex
Demodex sinh sống hòa bình trên da người khỏe mạnh, nhưng khi sử dụng corticoid trong thời gian dài bị suy giảm hệ miễn dịch, khiến vi khuẩn này phát triển nhanh chóng và gây tình trạng viêm. Một số triệu chứng cụ thể khi da nhiễm Demodex:
- Các tổn thương trên da như nổi sẩn đỏ, giãn mao mạch, mụn mủ, mụn trứng cá,…
- Lỗ chân lông ở mũi, trán, cằm, má to hơn và mao mạch nổi dày ở hai bên cánh mũi.
- Dấu hiệu bất thường ở mắt như viêm bờ mi, ngứa cộm mi, mụn nước bờ mi, rụng nhiều lông mi,…
- Tạo cảm giác ngứa ngáy như có kiến bò trên da mặt, thường xuất hiện ở mũi, má, trán nhất là vào buổi tối.
Nổi mẩn đỏ, ngứa da mặt do Demodex.
Bạn lưu ý rằng, viêm da do Demodex ở độ tuổi vị thành niên thường dễ bị chẩn đoán nhầm với mụn trứng cá. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tránh để ngứa da mặt do Demodex tái lại nhiều lần vì sẽ khó điều trị hơn.
3. Chẩn đoán và điều trị ngứa da mặt do Demodex chuẩn khoa học
3.1. Chẩn đoán viêm da do nhiễm Demodex
Để chẩn đoán ngứa da mặt do Demodex, bạn không chỉ dựa vào triệu chứng như sần sùi, khô ráp, nổi mụn,… mà còn phải đến trung tâm da liễu để làm xét nghiệm soi da. Bởi vì, viêm da do Demodex thường bị chẩn đoán nhầm là mụn trứng cá tuổi vị thành niên.
Chỉ khi soi da dưới kính hiển vi, bạn có thể quan sát rõ hình ảnh ký sinh trùng và số lượng của chúng. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán da có nhiễm Demodex hay không. Sau khi điều trị, bạn có thể tiếp tục làm xét nghiệm để kiểm tra Demodex đã biến mất hoàn toàn chưa.
3.2. Điều trị viêm da do nhiễm Demodex
Việc điều trị ngứa da mặt do Demodex nên bắt đầu từ sớm để tránh lây lan cho những người xung quanh. Một số lưu ý khi điều trị da nhiễm Demodex:
- Thời gian ủ bệnh kéo dài vài tháng đến nhiều năm.
- Hạn chế sử dụng sản phẩm chăm sóc da hàng ngày để tiêu diệt môi trường lý tưởng của Demodex.
- Tránh sử dụng các sản phẩm tẩy rửa mạnh vì có thể gây kích ứng, khô da.
- Nên sử dụng tẩy tế bào chết hàng tuần để loại bỏ tế bào chết.
- Chú trọng bước làm sạch da mặt để da đủ ẩm và khô thoáng.
- Thường xuyên giặt giũ, chiếu, gối và phơi nắng để tiêu diệt vi khuẩn.
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin E, C, D… để tăng sức đề kháng cho da.
Xem thêm: Điều trị Demodex an toàn hiệu quả từ những thành phần thiên nhiên
Kết quả lâm sàng của khách hàng điều trị da nhiễm Demodex.
Physiodermie mong rằng bài viết trên đã giúp bạn xác định được da mình có nhiễm Demodex không? Dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và kết quả xét nghiệm Demodex, bạn có thể lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả. Lưu ý rằng, việc điều trị da nhiễm Demodex có thể kéo dài từ 2 – 3 tháng hoặc thậm chí dài hơn. Vì vậy, bạn cần sự đồng hành và theo dõi của chuyên gia Physiodermie để có phác đồ điều trị phù hợp với nền da hiện tại. Nếu cần tư vấn thêm, bạn hãy liên hệ ngay với hotline 028 3516 3751 để được hỗ trợ kịp thời.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com