Da khô thiếu nước, làm sao để khắc phục?

Da kho thieu nuoc

Da khô thiếu nước, làm sao để khắc phục?

Nội Dung Bài Viết

Da khô thiếu nước, làm sao để khắc phục?

Da bong tróc, thô ráp là dấu hiệu cảnh báo da khô thiếu nước và cần cung cấp độ ẩm cần thiết. 

Ai cũng muốn sở hữu làn da căng bóng, mịn màng nhưng vì da chịu tác động từ môi trường như nhiệt độ, không khí ô nhiễm,… hay bị rối loạn nội tiết tố khiến da khô thiếu nước. Bài viết dưới đây, Physiodermie sẽ giúp bạn nhận biết da mất nước bề mặt, da thiếu ẩm và cách chăm sóc da khoa học.

1. Da khô thiếu nước là gì? Nguyên nhân da khô thiếu nước  

Da khô thiếu nước là tình trạng da mất độ ẩm tự nhiên để duy trì độ đàn hồi, mềm mịn. Dù sở hữu làn da dầu, hỗn hợp thiên dầu, bạn đều có thể gặp tình trạng này. Nhất là người Châu Á, sống trong môi trường có khí hậu nóng, khô nên da mất độ ẩm và thiếu nước. Dễ nhận thấy nhất khi trang điểm, làn da sẽ xuất hiện tình trạng bong tróc, hơi mốc, không được láng mịn.

Phu nu Chau A bi lao hoa som do da kho thieu nuoc xin mau nhieu nep nhan

Phụ nữ Châu Á bị lão hóa sớm do da khô thiếu nước, xỉn màu, nhiều nếp nhăn

Đặc điểm của lớp màng biểu bì khi thiếu nước sẽ thu hẹp lại, làm cho làn da nhăn nhúm, không mịn màng. Về bản chất, da thiếu nước vẫn tiết nhiều dầu để bù đắp lượng nước đã thoát ra, nên dẫn đến tình trạng da hỗn hợp như tiết nhiều dầu ở vùng chữ T (trán, cằm, mũi,…), ngược lại hai bên má bị khô. Bởi vì, lớp sừng trên da phân tách nhiều, xuất hiện vô số tế bào chết nên da dễ bị bong tróc khi gặp thời tiết hanh khô. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến da khô thiếu nước như:

  • Chịu sự tác động từ yếu tố bên ngoài như độ ẩm thấp, nhiệt độ cao, tia UV,…
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, tiêu thụ nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ngọt, thức uống có cồn,…
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học như căng thẳng, thức khuya, hút thuốc lá,…
  • Nội tiết tố cơ thể bị thay đổi như rối loạn kinh nguyệt, mang thai, sử dụng thuốc kháng sinh,…
  • Yếu tố khiến nội tiết tố bên trong cơ thể bị thay đổi như ang thai, rối loạn kinh nguyệt, sử dụng thuốc…
  • Uống không đủ nước: Nước giúp cơ thể trao đổi chất, tăng sự đàn hồi giúp da luôn căng mọng, săn chắc. Nếu không uống đủ 1.5 – 2 lít nước da sẽ bị khô, sần sùi và nứt nẻ.
  • Mắc các bệnh lý về da như eczema, viêm cơ địa, nhiễm trùng da,… có thể dẫn đến tình trạng khô da.
  • Quá trình lão hóa tự nhiên: Bước vào độ tuổi trên 30, da sẽ không còn săn chắc như trước nữa, nên quá trình tái tạo độ đàn hồi da giảm sút. Theo thời gian, da sẽ thiếu nước, thô ráp, nhăn nheo và sần sùi.
  • Bỏ qua bước chống nắng: Ánh nắng mặt trời là “kẻ thù” khiến da thiếu nước, mất độ ẩm cần thiết. Chỉ cần không tạo lớp bảo vệ cho da, tia UV sẽ tác động mạnh đến da, gây mất đi lượng nước lớn.

Bôi kem chống nắng để bảo vệ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Bôi kem chống nắng để bảo vệ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Ngoài ra, thói quen tắm nước nóng thường xuyên cũng khiến da bị khô. Vì khi da tiếp xúc đột ngột với sự nhiệt độ nước cao sẽ khiến cho tuyến bã nhờn bị rối loạn. Do đó, cơ chế tiết dầu của da bị ngưng trệ, hạn chế hơn. Nên nước trọng cơ thể mất đi một lượng lớn khi bị kích thích, da trở nên khô ráp, thiếu nước và mất đi sự mịn màng.

2. Phân biệt da khô thiếu nước và da thiếu ẩm  

Việc phân biệt da thiếu độ ẩm và thiếu nước giúp bạn chọn đúng sản phẩm dưỡng da phù hợp. Dựa vào các dấu hiệu sau đây, bạn sẽ nhận biết được sự khác biệt giữa hai loại da này.

Đối với da thiếu ẩm:

  • Bề mặt da khô căng, có vùng da bị bóng, đổ dầu và nổi mụn.
  • Da xỉn màu, mất đi độ hồng hào, căng sáng tự nhiên.
  • Nếp nhăn lộ rõ ở đuôi mắt, phần trán, khóe miệng khi cười.
  • Da bong tróc, xuất hiện nhiều da chết ở má, mũi và cằm.
  • Lớp trang điểm bị mốc, không giữ được nền.

Dau hieu da kho thieu nuoc nghiem trong la bi kho bong troc

Dấu hiệu da khô thiếu nước nghiêm trọng là bị khô bong tróc

Đối với da thiếu nước:

  • Lỗ chân lông nở to, nhìn thấy rất rõ.
  • Da tối màu, bề mặt sần sùi, không mịn màng.
  • Da tiết dấu bất thường vào mùa hè.
  • Da bóng dầu, tạo cảm giác khô vì dầu tiết ra nhiều để cân bằng độ ẩm cho da
  • Thiếu nước, da dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Xuất hiện bọng mắt, quầng thâm

3. Làm thế nào để cải thiện da khô thiếu nước?

Sau khi xác định thuộc da khô thiếu nước, bạn cần có biện pháp để chăm sóc da đúng cách, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe làn da. Dưới đây là một số cách chăm sóc da bị khô thiếu nước, bạn có thể tham khảo.

3.1. Lựa chọn sản phẩm làm sạch phù hợp

Chu trình chăm sóc da hàng ngày, bước làm sạch da rất quan trọng. Bởi vì chỉ khi loại bỏ lớp trang điểm, dầu thừa, bụi bẩn da mới khô thoáng và hấp thu tốt các dưỡng chất khác. Trước chọn sản phẩm làm sạch da mặt, bạn cần phải:

  • Xác định loại da: Nếu bạn sở hữu làn da dầu hay hỗn hợp, xuất hiện tình trạng khô da, bạn có thể chọn loại sữa rửa mặt Shower Hydrating Milk NB giúp cân bằng và làm sạch da.
  • Làm sạch da theo thứ tự tẩy trang rồi đến sữa rửa mặt.
  • Không sử dụng nước quá nóng để rửa mặt, nhiệt độ nước tốt nhất ở mức 30 – 34°C.

Lam sach bui ban can bang do am cho da voi sua rua mat tao bot diet khuan

Làm sạch bụi bẩn, cân bằng độ ẩm cho da với sữa rửa mặt tạo bọt diệt khuẩn

3.2. Chăm sóc, cấp ẩm da hàng ngày

Sau khi làm sạch, bạn nên chọn thêm các sản phẩm cấp nước bề mặt để phục hồi độ ẩm cần thiết cho da. Khi sử dụng sản phẩm dưỡng da, bạn nên thực hiện khi da mặt còn ẩm. Để tái tạo làn da mịn màng, bạn nên kết hợp cấp nước bề mặt da và tầng sâu của da. Cấp ẩm bề mặt da, bạn nên chọn sản phẩm có chứa thành phần HA, tiêu biểu là Bi – Molecular Hyaluronic Acid. Còn cấp nước tầng sâu, kem dưỡng Hydro Control Emulsion giúp duy trì độ ẩm, ngăn ngừa quá trình lão hóa của da.

Cung cap do am cho da o tang da sau nhat voi kem duong

Cung cấp độ ẩm cho da ở tầng da sâu nhất với kem dưỡng

3.3. Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng

Sở hữu một làn khỏe mạnh, chăm sóc bên ngoài chưa đủ, bạn cần kết hợp chế độ dinh dưỡng từ bên trong. Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng, bạn cần lưu ý:

  • Tình trạng da thiếu nước, nên bổ sung từ 2 – 3 lít nước/ngày.
  • Tăng thêm khẩu phần rau xanh, trái cây trong thực đơn hàng ngày như cam, bưởi, dâu tây, bơ, cải xanh, rau chân vịt,… Bởi vì, rau củ không chỉ cung cấp nước, chất xơ, vitamin cho cơ thể mà còn cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe cho đường ruột.
  • Chế biến món ăn dạng luộc, hấp và tránh ăn món cay, nóng, dầu mỡ nhiều.
  • Ăn ít đồ ngọt, không nên uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, thuốc lá,…

Bo-sung-them-nhieu-rau-cu-trai-cay-trong-moi-bua-an

Bổ sung thêm nhiều rau củ, trái cây trong mỗi bữa ăn

>>> Xem thêm: Giải pháp “bù nước” cho da dầu mất nước và da khô thiếu ẩm

Physiodermie hy vọng thông tin của bài viết có thể giúp bạn phân biệt da khô thiếu nước và da thiếu ẩm. Dù bạn đang gặp tình trạng da mất nước đều có thể cải thiện bằng cách xây dựng chu trình dưỡng da cấp ẩm chuyên sâu. Nếu bạn cần sự tư vấn của chuyên gia về tình trạng da của mình, hãy liên hệ ngay với hotline 097 247 6664.

 

Đánh giá post

Nguồn tham khảo

Chia sẻ bài viết:
Thẻ bài viết:

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

icon chữ thập
Methode Physiodermie – Thương hiệu Dược Mỹ Phẩm thiên nhiên trị liệu từ Thụy Sĩ

✡ Cung cấp giải pháp chăm sóc da đặc trị và chuyên nghiệp cho khách hàng, Spa, SkinCare, Thẩm Mỹ Viện, Clinic,… Chặng đường hơn 45 năm nghiên cứu và phát triển, Physiodermie luôn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của ngành Dược Mỹ Phẩm Thụy Sĩ.
Bạn đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của Physiodermie? Đặt lịch soi da và tư vấn hoàn toàn miễn phí ngay:

You Might Also Like

KẾT NỐI

Shopping Cart