Điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng an toàn và hiệu quả tại nhà

Dieu tri viem da tiep xuc kich ung

Điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng an toàn và hiệu quả tại nhà

Nội Dung Bài Viết

Điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng cần tránh tiếp xúc chất gây kích ứng ngay khi phát hiện bệnh, hạn chế để da chịu nhiều tổn thương.

Viêm da tiếp xúc kích ứng là bệnh ngoài da do tiếp xúc với các chất gây kích ứng gây ngứa, khó chịu. Mức độ nghiêm trọng của bệnh còn tùy thuộc vào các yếu tố như chất gây kích ứng, thời gian tiếp xúc,… Để nắm rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị viêm da kích ứng, hãy cùng Physiodermie tham khảo bài viết dưới đây. 

1. Viêm da tiếp xúc kích ứng là gì? 

Viêm da tiếp xúc kích ứng (ICD) là tình trạng da phản ứng trực tiếp với chất kích ứng, chất độc hại như hóa chất (muối kim loại, axit, kiềm, dung môi), thuốc điều trị bệnh (thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc mỡ), kim loại (đồ trang sức, khóa kéo, đồng xu), … Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng, gửi tín hiệu gây viêm đến vùng da tiếp xúc. Nên da bị bào mòn và tổn thương rất nhanh.

Cac hoa chat la nguyen nhan gay viem da tiep xuc kich ung

Các hóa chất là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc kích ứng

Thông thường, viêm da tiếp xúc kích ứng được chưa thành 3 loại:

  • ICD cấp tính: Da tiếp xúc với các chất kích ứng mạnh như hóa chất gây ăn da, tổn thương da tức thì. Với một số biểu hiện là đau rát cấp tính, đau nhói.
  • ICD tích lũy hoặc mạn tính: Khi da tiếp xúc với các chất kích ứng lặp lại lặp lại nhiều lần (tích lũy), thời gian lâu hơn (mạn tính) nên da thường có biểu hiện ngứa.
  • ICD nghề nghiệp: Có nhiều ngành nghề như công nghiệp hóa chất, thực phẩm, cơ khí,… thường làm việc trong môi trường hóa chất tích lũy chất độc hại lâu dài gây kích ứng trên da.

2. Vì sao dễ mắc viêm da tiếp xúc kích ứng?

Bệnh viêm da tiếp xúc rất dễ mắc phải bởi một số lý do sau:

  • Tiếp xúc trực tiếp: Khi vùng da tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng sẽ gửi tín hiệu viêm đến khu vực tiếp xúc. Lúc này báo động khả năng viêm da đang phát triển ở vùng da đó.
  • Dị ứng da: Một số người có cơ địa nhạy cảm hơn so với người khác, nên sẽ có xu hướng phản ứng mạnh với các chất gây kích ứng khi tác động trực tiếp lên da. Da sẽ gửi tín hiệu tiếp xúc và tăng khả năng viêm da.
  • Tần suất, thời gian tiếp xúc: Thời gian tiếp xúc liên tục và lâu dài sẽ làm tăng khả năng viêm da tiếp xúc. Đặc biệt những người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, kim loại hay các chất kích thích có khả năng gây kích ứng cao hơn.

Vung da bi noi man do theo tung cum va gay ngua

Vùng da bị nổi mẩn đỏ theo từng cụm và gây ngứa

Bất kỳ ai cũng có thể mắc viêm da tiếp xúc, đặc biệt là mẹ bầu trong thời kỳ mang thai hay những người làm việc trong các ngành nghề tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng đều có nguy cơ mắc bệnh cao. Vì vậy, mọi người cần cẩn trọng, phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời để tránh bệnh viêm da tiếp xúc tái phát.

>>> Xem thêm bài viết: Bà bầu bị viêm da tiếp xúc: Thời kỳ mắc bệnh và điều trị an toàn

2. Làm thế nào để nhận biết bệnh lý viêm da tiếp xúc?

So với các bệnh lý da liễu khác, triệu chứng của viêm da tiếp xúc rất đa dạng. Vì vậy, đa số người bệnh đều đến bác sĩ để chẩn đoán bệnh dựa trên tiền sử tiếp xúc kết hợp các xét nghiệm khác.

Tùy vào chất tiếp xúc, thời gian xuất hiện triệu chứng trên da sẽ dao động trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc. Khi vô tình mắc bệnh, bạn có thể dựa vào những triệu chứng sau đây để dễ nhận biết:

  • Sau khi tiếp xúc với chất kích thích da bắt đầu xuất hiện tình trạng ngứa, kèm nổi hồng ban, hơi phù nề và kèm theo cảm giác đau, rát.
  • Hồng ban có thể kèm theo mụn nước, rỉ dịch hay đóng vảy khô sau khi vỡ.
  • Khi ở giai đoạn mạn tính các tổn thương của da chủ yếu là khô, lichen hóa, tăng sừng,…
  • Nếu viêm da tiếp xúc kích ứng, biểu hiện của da tại vị trí tiếp xúc là đau, ngứa, ban đỏ, xuất huyết, mụn nước,…
  • Còn viêm da tiếp xúc dị ứng, cơ chế bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch nên sẽ xuất hiện triệu chứng toàn thân. Đối với những lần viêm sau, da sẽ có xuất hiện biểu hiện nhanh và nặng hơn so với lần đầu.

Mot so vung da bi do xuat hien mun nuoc

Một số vùng da bị đỏ xuất hiện mụn nước

3. 4 bước cơ bản điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng tại nhà

Tùy vào tình trạng viêm da nặng hay nhẹ, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu hoặc bác sĩ để được điều trị phù hợp. Dưới đây là 4 bước cơ bản để điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng:

3.1. Ngưng tiếp xúc với chất gây kích ứng

Trước khi bắt đầu, trong và sau quá trình điều trị bạn cần xác định chất gây kích ứng để ngừng tiếp xúc với nó. Điều này sẽ ngăn chặn các chất kích ứng tác động lên da và da dần dần phục hồi. Đây là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa tiếp xúc với các chất gây kích ứng.

3.2. Làm sạch vùng bị viêm da tiếp xúc

Sau khi đã ngưng tiếp xúc với các chất gây kích ứng, bạn cần rửa sạch vùng da bằng nước ấm hoặc sử dụng sữa rửa mặt tẩy trang 3 trong 1 thế hệ mới có tác dụng:

  • Loại bỏ và làm sạch sâu các chất kích ứng còn bám trên da.
  • Cân bằng hệ vi sinh vật, tăng cường sức đề kháng cho da
  • Da không bị khô rát, giảm ngứa, khó chịu.

Dieu tri viem da tiep xuc kich ung voi sua rua mat lam sach diu nhe

Điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng với sữa rửa mặt làm sạch dịu nhẹ

Sau khi rửa sạch, bạn sử dụng bông tẩy trang hay khăn mềm để lau khô nhẹ nhàng, tránh cọ xát mạnh vào vết thương. Lưu ý rằng, bạn không nên sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh để tránh làm tổn thương vùng da bị yếu.

3.3. Điều trị chuyên sâu vùng bị viêm da tiếp xúc

Vùng da đã được vệ sinh sạch, khô thoáng tạo khi sử dụng kem chống viêm sẽ tăng hiệu quả điều trị. Kem chống viêm có tác dụng làm dịu tình trạng viêm, giảm viêm và ngứa. Đặc biệt lưu ý, khi sử dụng kem chống viêm chứa corticosteroid, bạn cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng để tránh gây ra tác dụng, làm cho tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn.

Đối với da mặt khô và nhạy cảm, bạn nên sử dụng nước hoa hồng Stabilizing Lotion xuất xứ từ Thụy Sĩ giúp da giảm mẩn đỏ và kích ứng. Sản phẩm có chiết xuất rễ cây sồi, nấm men,… và hợp chất độc quyền PCbG giúp tăng khả năng thẩm thấu dưỡng chất của sản phẩm, tái tạo và bảo vệ da tầng sâu nhất.

Nuoc hoa hong giup khang viem cho da de kich ung

Nước hoa hồng giúp kháng viêm cho da dễ kích ứng

3.4. Dưỡng ẩm, cấp nước vùng bị viêm da tiếp xúc

Da đang quá trình phục hồi, bạn cần sử dụng thêm kem dưỡng để cân bằng độ ẩm cho da, giảm tình trạng khô, nứt nẻ. Khi chọn kem dưỡng ẩm, bạn không nên chọn sản phẩm chứa hương liệu làm cho da kích ứng thêm.

Mặt khác, bạn nên chọn dòng sản phẩm có chiết xuất từ thực vật đó là Sensitive Skin Emulsion, xuất xứ từ Thụy Sĩ. Với công dụng chính là phục hồi da sau tổn thương, cân bằng độ pH cho da, mang đến làn da tươi sáng. 

Kem duong am can bang do pH dieu tri viem da tiep xuc kich ung

Kem dưỡng ẩm cân bằng độ pH, điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng

Bài viết trên đây, Physiodermie đã chia sẻ kiến thức hữu ích về triệu chứng cũng như cách điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng cơ bản. Để viêm da kích ứng được phục hồi nhanh và tránh tái phát, bạn cần sự tư vấn của chuyên gia da liễu về phác đồ điều trị phù hợp và chuẩn y khoa.

 

Đánh giá post

Nguồn tham khảo

Chia sẻ bài viết:
Thẻ bài viết:

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

icon chữ thập
Methode Physiodermie – Thương hiệu Dược Mỹ Phẩm thiên nhiên trị liệu từ Thụy Sĩ

✡ Cung cấp giải pháp chăm sóc da đặc trị và chuyên nghiệp cho khách hàng, Spa, SkinCare, Thẩm Mỹ Viện, Clinic,… Chặng đường hơn 45 năm nghiên cứu và phát triển, Physiodermie luôn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của ngành Dược Mỹ Phẩm Thụy Sĩ.
Bạn đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của Physiodermie? Đặt lịch soi da và tư vấn hoàn toàn miễn phí ngay:

You Might Also Like

KẾT NỐI

Shopping Cart