Viêm nang lông được xem là bệnh lý về da do vi khuẩn, nấm phát triển quá mức, xuất hiện các nốt ban đỏ. Chẳng may, bạn bị viêm nang lông do nấm Malassezia phải điều trị như thế nào?
Các nốt mụn li ti, mụn mủ, nốt ban đỏ đó chính là dấu hiệu viêm nang lông do nấm Malassezia. Trong một số trường hợp, các sợi lông quăn hay mọc ngược dưới các nốt mụn viêm. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ tái phát dai dẳng gây tổn thương mô da và khó lành hơn. Hãy theo dõi bài viết bên dưới để tìm phương pháp kiểm soát viêm nang lông do nấm hiệu quả nhất.
1. Viêm nang lông do nấm Malassezia là gì?
Viêm nang lông Malassezia còn được gọi là Pityrosporum, do một loại nấm men Malassezia ưa dầu thường trú trên da gây ra. Gặp điều kiện thuận lợi có nguồn thức ăn dồi dào – bã nhờn tăng quá mức, Malassezia sẽ xâm nhập vào lỗ chân lông, phát triển mạnh mẽ gây viêm nang lông. Ngoài ra, bệnh này còn kèm theo các bệnh ngoài da khác như viêm da tiết bã, lang ben,…
Vùng lưng bị viêm nang lông do nấm Malassezia.
2. Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông do nấm Malassezia
Viêm nang lông rất dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá vì cả hai đều xuất hiện nốt u trên mặt, cơ thể. Tuy nhiên, viêm nang lông do nấm Malassezia sẽ biểu hiện dưới dạng các nốt sần đồng đều, mụn mủ nhỏ, vảy xung quanh, lông bị giảm sắc tố và bị xoăn. Đây được xem là một dạng phát ban, không thấy nhân mụn nên nếu quan sát kỹ, bạn có thể dễ dàng phân biệt với mụn trứng cá. Bệnh này thường xuất hiện ở vùng trán, đường chân tóc, cằm, cổ, lưng, ngực.
Tham khảo: Nhận biết mụn nấm men và mụn trứng cá, sự thật không phải ai cũng biết
Tham khảo: Mụn nấm men hay mụn ẩn? Nhầm lẫn tai hại khiến trị mụn mãi không khỏi
Cận cảnh các vùng da bị viêm nang lông xuất hiện các nốt mụn viêm có mủ.
3. Các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc viêm nang lông do nấm Malassezia
Mặc dù, viêm nang lông không lây nhiễm nhưng nấm Malassezia dễ sinh sôi trong môi trường có độ ẩm, nhiệt độ cao. Sau đây, Physiodermie sẽ chia sẻ các yếu tố chính gây gia tăng nguy cơ viêm nang lông do nấm Malassezia.
- Vết trầy xước ngoài da do dùng dao để cạo râu, cạo lông hay chà xát mạnh vào da.
- Mặc quần áo chất liệu vải thô cứng, thấm hút kém và bó sát vào cơ thể.
- Thường xuyên tắm nước nóng, ngâm mình trong bồn tắm, hồ bơi.
- Sử dụng sữa tắm, tẩy tế bào chết, sữa dưỡng ẩm có chứa thành phần gây kích ứng.
- Dùng chung khăn tắm, vật dụng cá nhân với người mắc bệnh ngoài da.
- Tiết nhiều mồ hôi nhưng không vệ sinh sạch sẽ.
- Da tiết bã nhờn quá mức.
- Sử dụng Corticoid bôi ngoài da hay uống kháng sinh trong thời gian dài.
- Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, suy thận, suy giảm hệ miễn dịch.
Tham khảo: Da nhiễm corticoid và tương quan với mụn nấm men Malassezia
Nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm nang lông, đặc biệt là viêm da tiết bã nhờn.
4. Chẩn đoán và điều trị viêm nang lông do nấm Malassezia
4.1. Chẩn đoán viêm nang lông do nấm Malassezia
Đầu tiên, bạn phải đến gặp bác sĩ khám lâm sàng để chẩn đoán bệnh dựa trên tiền sử bệnh, mức độ tổn thương trên da, vị trí xuất hiện,… Dựa trên thông tin đó, bác sĩ sẽ thực hiện thêm xét nghiệm khác như:
- Soi tươi KOH: Lấy mẫu da bị tổn thương kiểm tra xem có thấy sợi nấm, bào tử nấm không.
- Nuôi cấy vi khuẩn: Lấy mẫu da đem đi nuôi cấy trong môi trường nhất định, để xác định chính xác loại vi khuẩn gây viêm nang lông.
Dựa vào kết quả lâm sàng và xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Bác sĩ lấy mẫu da bị viêm để tiến hành làm xét nghiệm.
4.2. Điều trị viêm nang lông do nấm Malassezia
Một số trường hợp, viêm nang lông có thể tự khỏi bằng cách hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, thay đổi lối sống và cách chăm sóc da. Mặt khác, có nhiều trường hợp bệnh tái phát kéo dài thì cần tham khảo một số cách điều trị như sau.
4.2.1. Thuốc bôi, thuốc uống
Dựa trên mức độ viêm nang lông, nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp.
- Thuốc bôi ngoài da: Sử dụng thuốc sát khuẩn ngoài da như Povidone, Chlorhexidine, Hexamidine,… Hay thuốc kháng sinh bôi tại chỗ để kiểm soát tình trạng viêm nang lông như kem bôi Sulfadiazin bạc, thuốc mỡ Neomycin,…
- Thuốc uống: Nếu tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc kết hợp thêm kháng sinh toàn thân đường uống Cloxacillin.
Lưu ý rằng, bạn không nên tự ý mua và sử dụng thuốc nếu chưa thăm khám, tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Sử dụng Povidone sát khuẩn vết thương ngoài da do viêm nang lông để lại.
4.2.2. Tiểu phẫu
Đối với người viêm nang lông có mụn nhọt, mềm, lớn và nhiều mủ có thể nhìn thấy được, Bác sĩ sẽ tiến hành làm tiểu phẫu để làm sạch mủ, giảm cảm giác đau và đẩy nhanh quá trình phục hồi da.
4.2.3. Liệu pháp ánh sáng (laser)
Trường hợp viêm nang lông do nấm Malassezia nghiêm trọng, bác sĩ khuyến khích sử dụng liệu pháp ánh sáng. Phương pháp này sử dụng các tia laser phá hủy các nang lông bị viêm và hạn chế mọc lại trong thời gian dài. Nếu bạn có cơ địa dễ kích ứng, hãy trao đổi với bác sĩ và cân nhắc trước khi thực hiện.
Điều trị viêm nang lông với liệu pháp ánh sáng.
Bài viết trên đây đã giúp bạn nắm các kiến thức cơ bản về bệnh viêm nang lông do nấm Malassezia. Mặc dù, bệnh này không có gây tổn thương nghiêm trọng đến da, nhưng nếu dễ tái phát sẽ gây cảm giác đau nhức khó chịu, khiến cho việc sinh hoạt hàng ngày khó khăn hơn. Nếu còn thắc mắc về các bệnh lý khác về da như mụn nấm men, mụn trứng cá,… bạn có thể theo dõi các bài viết khác hay liên hệ với chuyên gia Physiodermie ngay.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com