Hệ bạch huyết có mối quan hệ mật thiết đến miễn dịch cơ thể và sức khỏe làn da. Vậy khi hệ bạch huyết suy yếu sẽ ảnh hưởng gì đến hệ miễn dịch và sức khỏe làn da.
Mặc dù, hệ bạch huyết có ít người chú ý đến nhưng nó bao gồm mạng lưới các cơ quan, mô và đóng vai trò chủ chốt trong phòng chống các tác nhân gây nhiễm trùng. Khi hệ bạch huyết tắc nghẽn sẽ gây ra một số vấn đề bệnh lý gì, có thể khắc phục như thế nào? Hãy cùng Methode Physiodermie tìm hiểu mối quan hệ của hệ bạch huyết với hệ miễn dịch trong bài viết dưới đây.
1. Hệ bạch huyết là gì?
Hệ bạch huyết bao gồm tủy xương, lá lách, amidan, hạch bạch huyết. Trong đó, các mạch bạch huyết là các ống nhỏ tạo thành mạng lưới dày nằm dưới da. Hệ thống này chứa các dịch bạch huyết lưu thông khắp cơ thể và tập trung chủ yếu ở một số vùng như cổ, nách, bẹn, ngực, bụng.
Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch của cơ thể.
Dịch bạch huyết chính là một chất lỏng trong suốt, chứa các tế bào miễn dịch, các protein khác nhằm lọc và loại bỏ các tác nhân gây hại như tế bào ung thư, ô nhiễm môi trường, vi khuẩn, virus,… nhằm bảo vệ cơ thể tránh khỏi nhiễm trùng. Phân bố khắp cơ thể, nhưng dịch bạch huyết tập trung chủ yếu ở một số vùng như cổ, nách, bẹn, ngực, bụng.
2. Mối quan hệ giữa hệ bạch huyết và hệ miễn dịch cơ thể
Là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, hạch bạch huyết đóng vai trò như người lính gác cổng của từng bộ phận trong cơ thể và nằm trong hệ bạch huyết giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng và các tác nhân ngoại sinh.
Mối quan hệ giữa hệ bạch huyết và sức khỏe làn da.
Khi các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể sẽ đi theo dòng bạch huyết và đến các hạch đã lưu trữ các tế bào miễn dịch. Kháng thể nhận diện và tấn công “kẻ xâm nhập trái phép” như virus, vi khuẩn, tế bào gây ung thư,… Đồng thời, các kháng thể được sản xuất bởi tế bào lympho B trong hạch bạch huyết sẽ theo hệ tĩnh mạch và đưa vào hệ tuần hoàn máu.
3. Một số bệnh liên quan đến hệ bạch huyết
Sự suy yếu của hệ bạch huyết sẽ gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và chức năng của cơ thể. Sau đây là một số bệnh lý phổ biến liên quan đến hệ bạch huyết:
3.1. Sưng hạch bạch huyết
Tình trạng hạch bạch huyết bị viêm do nhiễm trùng hoặc phản ứng miễn dịch với các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể và có thể sưng gây đau. Một số bệnh gây sưng hạch bạch huyết thường gặp như viêm họng liên cầu khuẩn, viêm tai giữa, nhiễm trùng vết thương ngoài da,…
Dấu hiệu cổ sưng hạch bạch huyết.
3.2. Phù hạch bạch huyết
Dịch bạch huyết bị tắc nghẽn dẫn đến sự tích tụ dịch và phù nề, đây là tình trạng phù hạch bạch huyết. Bệnh này thường gặp ở những người bị tổn thương sau phẫu thuật hạch bạch huyết như ung thư vú, phẫu thuật thẩm mỹ, ung thư hạch,…
3.3. Suy giảm hệ miễn dịch
Trường hợp hệ bạch huyết không sản xuất đủ các tế bào miễn dịch để bảo vệ cơ thể tránh khỏi các mầm bệnh, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy yếu và dễ bị nhiễm trùng. Điều này có thể là do di truyền của hội chứng Wiskott-Aldrich hoặc vô tình mắc các bệnh lý nguy hiểm như HIV/AIDS.
Tham khảo: 5 Cách làm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng
4. Bí quyết xây dựng hệ bạch huyết và sức khỏe làn da
Không chỉ tham gia sản xuất các tế bào miễn dịch, hệ bạch huyết còn vận chuyển dịch bạch huyết, hấp thụ chất béo và bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng. Vì vậy, bạn nên chủ động xây dựng hệ bạch huyết khỏe mạnh với một số cách sau đây:
- Chế độ ăn khoa học: Tránh sử dụng thực phẩm chế biến như xúc xích, gà rán, thịt nướng,… hay bánh kẹo nhiều đường sẽ gây áp lực cho hệ bạch huyết. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau quả, các loại hạt chứa béo thực vật giúp tăng cường sức khỏe cho hệ bạch huyết.
- Tăng cường vận động: Không nên ngồi làm việc liên tục quá nhiều giờ. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp tập thể dục như chạy bộ, đi bộ, yoga,.. mỗi ngày khoảng 30 phút nhằm “đánh thức” hệ bạch huyết hoạt động.
- Phương pháp massage M.L.D: Lưu dẫn hệ bạch huyết bị ứ đọng, tắc nghẽn trở lại lưu thông thuận lợi hơn, để đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.
- Kết hợp với một số thói quen tốt: Duy trì thói quen uống 2 lít nước/ngày, ngủ đủ giấc 7-8 tiếng/đêm và hạn chế uống rượu bia, hút thuốc.
Tham khảo: Massage thải độc da qua hệ bạch huyết có tác dụng gì?
Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về chức năng quan trọng của hệ bạch huyết trong duy trì sức khỏe hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu xây dựng thói quen sinh hoạt tốt, cơ thể sẽ tránh nguy cơ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Nếu bạn đang là chủ Spa, Thẩm mỹ viện, Clinic gặp nhiều khách hàng xuất hiện tình trạng da tối màu, sần sùi, sắc diện kém, nổi mụn,… do tắc nghẽn hệ bạch huyết và sức khỏe làn da suy yếu, hãy liên hệ ngay với hotline 028 3516 3751 để được sở hữu phương pháp massage M.L.D lưu dẫn và thải độc da qua hệ bạch huyết độc quyền đến từ Thụy Sĩ.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com