Cơ thể con người được bao phủ bởi lớp da, trong đó có một thảm sinh vật sinh sống rất đa dạng còn được gọi là hệ sinh vật trên da. Bạn có biết phương pháp chăm sóc hệ vi sinh trên da đúng cách không?
Các loại vi sinh vật sống cộng sinh trên da nhằm duy trì sức khỏe làn da. Nếu số lượng của hại khuẩn áp đảo lợi khuẩn sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ sinh học của da. Vậy làm sao để duy trì hệ sinh vật trên da? Phương pháp chăm sóc như thế nào là đúng cách? Hãy cùng Physiodermie theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu kiến thức thú vị này.
1. Hệ sinh vật trên da là gì?
Hệ vi sinh vật trên da có tên khoa học là Microbiome, nơi đây tập hợp các vi sinh vật sống trên bề mặt da bao gồm: virus, vi khuẩn, nấm, các loài bọ, ve,… Theo nghiên cứu, mỗi centimet trên da có đến 1 triệu con vi khuẩn trú ngụ như vi khuẩn P.acnes, vi khuẩn Demodex,…
Nếu các loài vi khuẩn (hại khuẩn và lợi khuẩn), nấm,… cân bằng và sinh sống hòa bình trên da có thể chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Ngược lại, số lượng nấm hay hại khuẩn phát triển quá mức, khiến sức đề kháng của da giảm đi, dẫn đến các bệnh lý về da như mụn nấm men, mụn trứng cá, viêm da do Demodex, viêm da tiết bã, viêm nang lông, viêm da tiếp xúc,… gây tổn thương bề mặt và cấu trúc da nghiêm trọng.
Vi khuẩn P.acnes tăng quá mức về số lượng – nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá.
Tuy nhiên, tùy vào giới tính, độ tuổi, khí hậu, môi trường sống,… hệ vi sinh trên da của mỗi người sẽ khác nhau. Có nghiên cứu cho rằng, những người sống ở vùng nông thôn có hệ vi sinh trên da phong phú hơn so với người sống ở thành phố. Vì vậy, người có làn da nhạy cảm, yếu hệ vi sinh trên da sẽ kém hơn người sở hữu làn da khỏe.
Tham khảo: Nhận biết mụn nấm men và mụn trứng cá, sự thật không phải ai cũng biết
2. Nguyên nhân gây mất cân bằng hệ vi sinh trên da
Nếu độ pH, bã nhờn, lớp màng bảo vệ da và độ ẩm thay đổi sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh trên da. Trong đó, bao gồm yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh, cụ thể như sau.
2.1. Các yếu tố nội sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh trên da
Trong giai đoạn dậy thì, thời kỳ rụng trứng, thời kỳ tiền mãn kinh,… cơ thể bị thay đổi nội tiết tố. Nhất là hormon androgen sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh – môi trường lý tưởng của vi khuẩn P.acnes, gây mất cân bằng hệ vi sinh trên da, tạo điều kiện thuận lợi cho mụn trứng cá phát triển. Ngoài ra, nếu bạn mắc các bệnh di truyền như có lớp sừng dày rất dễ dẫn đến rối loạn hệ vi sinh vật trên da, cũng như làm suy yếu hàng rào bảo vệ da. Điều này, góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da liễu.
Phụ nữ tiền mãn kinh rất dễ gặp các vấn đề về da.
2.2. Các yếu tố ngoại sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh trên da
- Dùng sản phẩm chăm sóc da (nước tẩy trang, sữa rửa mặt) có độ pH > 5.5 sẽ gây khô da.
- Rửa mặt quá 2 lần/ngày, cọ xát và massage mạnh quá mức khiến da bị mất cân bằng độ ẩm.
- Các loại sản phẩm như serum, toner, peel da chứa nồng độ acid cao gây bong tróc, khô da.
- Chăm sóc da không đúng cách sau khi thực hiện các biện pháp xâm lấn như laser, peel da, lăn kim,… gây tổn thương hàng rào bảo vệ da.
- Tác nhân ngoại lai từ môi trường bên ngoài như tia UV, khói bụi,…
- Chế độ ăn uống không hợp lý, thừa hoặc dư chất dinh dưỡng.
Sử dụng sữa rửa mặt không phù hợp với tình trạng da gây khô da.
3. Vai trò của hệ vi sinh trên da
Đóng vai trò trong việc bảo vệ làn da khỏe mạnh, hệ vi sinh trên da kết nối với hệ thống miễn dịch, chống viêm và chống nhiễm trùng, cũng như tạo tấm chắn giúp da tránh khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
Kết nối với hệ miễn dịch
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trên bề mặt da, lớp hạ bì hay các đường dẫn đến lớp mỡ dưới da đều có vi khuẩn. Vì vậy, khi số lượng vi khuẩn có hại tăng mạnh, hệ vi sinh trên da sẽ truyền tin cảnh báo đến hệ thống miễn dịch. Nhờ vậy, làn da mới tăng khả năng phòng thủ để chống lại hại khuẩn xâm nhập.
Chống nhiễm trùng, chống viêm
Hệ vi sinh trên da có môi trường axit giúp ức chế sự phát triển quá mức của các vi khuẩn, nấm gây bệnh. Thường xuyên giao tiếp với nhau, hệ thống miễn dịch và hệ vi sinh sẽ hạn chế được tình trạng viêm nhiễm. Nếu hệ vi sinh không hoạt động, hệ thống miễn dịch của da giải phóng peptides để chống lại tác nhân gây hại giúp cân bằng môi trường sống trên da.
Bảo vệ da tránh khỏi tác nhân từ môi trường bên ngoài
Hệ vi sinh trên da còn đóng vai trò chính trong việc bảo vệ da dưới tia UV, khói bụi,… Ngoài ra còn có khả năng chữa lành vết thương và giảm thiểu các tác hại của quá trình oxy hóa, lão hóa giúp da luôn ẩm mượt, tươi sáng.
Môi trường sống của hệ vi sinh vật trên da (vi khuẩn, nấm).
4. Phương pháp chăm sóc hệ vi sinh trên da đúng cách
Để hạn chế hệ vi sinh vật trên da mất cân bằng, Physiodermie sẽ gợi ý cho bạn một số phương pháp chăm da đúng cách và chuẩn khoa học:
- Bổ sung thêm lợi khuẩn cho da với các sản phẩm thiên nhiên, bổ sung lợi khuẩn như sữa rửa mặt Shower Hydrating Milk SL, nước thần Pro – Microbiome Lotion,…
- Chọn sữa rửa mặt không chứa thành phần tẩy rửa mặt, có độ pH phù hợp khoảng 4.5 – 5.5.
- Sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài để bảo vệ da tránh khỏi tia UV gây hại cho da.
- Tuyệt đối không lạm dụng các hoạt chất có nồng độ mạnh như BHA, AHA,… vì sẽ gây bào mòn da khiến da mỏng yếu và làm mất cân bằng hệ vi sinh trên da.
- Duy trì lối sống lành mạnh bằng cách thiết lập chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung các nguồn thực vật có chứa prebiotics giúp lợi khuẩn phát triển.
- Luôn luôn duy trì cơ thể trong thái tích cực, cân bằng giữa làm việc và thư giãn, kết hợp với đọc sách, chạy bộ, yoga hoặc thiền.
Phương pháp chăm sóc hệ vi sinh trên da với nước thần Pro – Microbiome Lotion.
Hệ sinh vật trên da bao gồm vi khuẩn có lợi và có hại sẽ chung sống hòa bình, chỉ khi bạn biết cách bảo vệ chúng đúng cách. Nếu sức đề kháng của da bạn đang giảm hay gặp các vấn đề bệnh lý, điều này cho thấy bạn chưa chăm sóc tốt hệ vi sinh vật trên da. Đừng quá lo lắng, Physiodermie sẽ giúp bạn giải quyết từng vấn đề về da, để bạn nhanh chóng lấy lại làn da khỏe mạnh. Hãy liên hệ ngay với hotline 028 3516 3751 để được tư vấn chi tiết về tình trạng da.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com