Bà bầu bị viêm da tiếp xúc: Thời kỳ mắc bệnh và điều trị an toàn

Ba bau bi viem da tiep xuc

Bà bầu bị viêm da tiếp xúc: Thời kỳ mắc bệnh và điều trị an toàn

Nội Dung Bài Viết

Bà bầu bị viêm da tiếp xúc sẽ gây ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe của mẹ và bé.

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của phụ nữ thay đổi nhiều nên sẽ rất dễ bị viêm da khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng. Để quá trình mang thai luôn khỏe mạnh, bạn cần chọn đúng phương pháp điều trị an toàn, nhẹ nhàng và an toàn cho thai nhi. Hãy cùng Physiodermie, đọc bài viết sau để nắm rõ thời kỳ nào mẹ bầu dễ mắc bệnh viêm da tiếp xúc và cách điều trị hiệu quả.

1. Thời kỳ nào bà bầu bị viêm da tiếp xúc?

Viêm da tiếp xúc xuất hiện khi da phản ứng tức thì với các chất gây kích ứng như các chất hóa học, dược phẩm, mỹ phẩm và các chất gây kích ứng khác. Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ có nhiều sự thay đổi hormone nên làn da trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn.

Nguy co mac benh viem da tiep xuc tuy vao thoi ky mang thai

Nguy cơ mắc bệnh viêm da tiếp xúc tùy vào thời kỳ mang thai

Tùy vào giai đoạn mang thai, nguy cơ bị bệnh viêm da tiếp xúc sẽ khác nhau:

  • Ở giai đoạn 3 tháng đầu tiên (tuần 1 đến 12): Viêm da tiếp xúc có thể xảy ra nhưng ít phổ biến hơn các giai đoạn khác. Bởi vì mỗi bà bầu ít có sự thay đổi nội tiết tố, hệ miễn dịch nên khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng có thể sẽ ít bị viêm da tiếp xúc hơn. 
  • Ở giai đoạn 3 tháng tiếp theo của thai kỳ (tuần thứ 13 đến 28): Giai đoạn này, bà bầu bị viêm da tiếp xúc có thể tăng lên do hormone hoạt động mạnh mẽ, cơ thể thay đổi để em bé phát triển lớn hơn. Lúc này, da nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi các chất gây kích ứng như hóa chất trong mỹ phẩm, chất tẩy rửa, chất tẩy trang,… Một số vị trí dễ bị kích ứng như khuỷu tay, bàn tay, chân.
  • Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ (tuần thứ 29 đến 40): Bệnh viêm da tiếp xúc có xu hướng tăng vì kích thước bụng của mẹ bầu lớn hơn, gây áp lực lên da. Nên các vùng da sẽ nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn khi tiếp xúc với quần áo. Các bộ phận như hông, bụng, đùi sẽ dễ phản ứng với các chất gây dị ứng gây ngứa, nổi mẩn đỏ rõ rệt.

2. Nguyên nhân, triệu chứng bà bầu bị viêm da tiếp xúc

Việc nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp bà bầu hạn chế mắc bệnh viêm da tiếp xúc. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Hóa chất có trong mỹ phẩm, dược phẩm, thuốc nhuộm tóc, chất khử trùng, chất tẩy rửa
  • Kim loại như Nickel có trong tiền xu, đồ trang sức (vòng cổ, vòng tay, khuyên tai,..), khóa dây kéo,…
  • Latex xuất hiện trong vật dụng y tế (găng tay y tế, ống nghe,…), bình xịt chứa cao su, bút chì, bút bì,…
  • Quần áo, giày dép, đồ ngủ, đồ lót làm từ chất liệu như sợi vải tổng hợp, sợi bông, nhuộm màu,…
  • Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai có thể làm da trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn bình thường.

Khi tiếp xúc với các chất kích ứng, sau vài phút hoặc vài giờ da sẽ nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng sau ngứa, đỏ, sưng; nổi mẩn đỏ phồng rộp, đóng vảy; kèm theo cảm giác đau; vết thương xuất hiện mủ và mụn nước.

>>> Xem thêm: Viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách ngăn ngừa

Hinh anh benh viem da tiep xuc o me bau

Hình ảnh bệnh viêm da tiếp xúc ở mẹ bầu

3. Chẩn đoán và cách điều trị bà bầu bị viêm da tiếp xúc

3.1. Cách chẩn đoán viêm da tiếp xúc ở bà bầu

Để chẩn đoán viêm da tiếp xúc, bác sĩ sẽ đánh giá lâm sàng dựa trên tiền sử bệnh với các câu hỏi về:

  • Chất tiếp xúc với da: Bà bầu gần đây có tiếp với quần áo mới, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, hóa chất, kim loại,… không?
  • Thời gian tiếp xúc với các chất gây kích ứng đến khi xuất hiện triệu chứng trong bao lâu? 
  • Bị viêm da vị trí nào? Vị trí đó có xuất hiện triệu chứng ngứa, đỏ, nổi mẩn, tróc vảy,… không?

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra da vùng da bị viêm có lan rộng, bị sưng, đỏ hay có dấu hiệu bất thường nào khác không. Với vùng da tiếp xúc chưa rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành test da dị ứng (patch test). 

Ket qua sau khi su dung phuong phap patch test

Kết quả sau khi sử dụng phương pháp patch test

3.2. Cách điều trị viêm da tiếp xúc ở bà bầu

Khi bắt đầu điều trị viêm da tiếp xúc, bà bầu cần tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng da, làm da bỏng rát khó chịu. Tùy vào tình trạng tổn thương của da, bạn có thể điều trị theo một số cách sau đây:

  • Sử dụng kem chống viêm: Mẹ bầu cần được bác sĩ tư vấn về tình trạng thai nhi để đảm bảo loại kem chống viêm sử dụng cho mẹ là an toàn, không có tác dụng phụ. Lưu ý, bạn không nên sử dụng kem có chứa thuốc corticoid khi điều trị bệnh, sẽ khiến tình trạng da trầm trọng hơn.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Khi bị viêm da tiếp xúc, da thường khô và ngứa. Mẹ bầu cần sử dụng thêm kem dưỡng ẩm lành tính, không gây kích ứng để giữ cho da luôn mềm mịn, giảm triệu chứng khó chịu.
  • Phương pháp tự nhiên: Sử dụng nước muối loãng vệ sinh làm sạch da, kết hợp với một lượng nhỏ gel nha đam để làm dịu da và chống viêm. Bạn chườm lên vùng da bị viêm túi trà xanh ấm để da dịu hơn.

me bau co the duong am da thuong xuyen

Bà bầu bị viêm da tiếp xúc bôi kem chống viêm theo chỉ định của bác sĩ

4. Một số lưu ý dành cho bà bầu bị viêm da tiếp xúc

Da bà bầu rất nhạy cảm, bạn cần lưu ý một số điều sau để bệnh có chuyển biến tốt và không tái phát:

  • Chọn sản phẩm chăm sóc cho da nhẹ nhàng, không chứa hương liệu, hóa phẩm hay bất kỳ chất gây kích ứng nào khác.
  • Tránh mặc quần áo quá chật, dây kéo cứng, ưu tiên chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát và không gây áp lực lên vùng da nhạy cảm.
  • Cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh, giàu khoáng chất, vitamin, omega-3 như cá hồi, hạt lanh, hạt chia,…
  • Duy trì lối sống lành mạnh, giảm stress với các bài tập yoga, thiền,… để làm giảm nguy cơ viêm da

Ba bau luon giu thoi quen van dong de giam nguy co stress

Phụ nữ mang thai phải giữ thói quen vận động để giảm nguy cơ stress

Chắc hẳn, bệnh viêm da tiếp xúc gây ra không ít phiền toái cho mẹ bầu. Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về thời kỳ dễ mắc bệnh, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị để giúp mẹ bầu cảm thấy an tâm hơn khi gặp phải. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên da gia liễu khi bị viêm da tiếp xúc ở vùng nhạy cảm như mặt để được điều trị kịp thời, tránh để lại hậu quả xấu.

Đánh giá post

Nguồn tham khảo

Chia sẻ bài viết:
Thẻ bài viết:

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

icon chữ thập
Methode Physiodermie – Thương hiệu Dược Mỹ Phẩm thiên nhiên trị liệu từ Thụy Sĩ

✡ Cung cấp giải pháp chăm sóc da đặc trị và chuyên nghiệp cho khách hàng, Spa, SkinCare, Thẩm Mỹ Viện, Clinic,… Chặng đường hơn 45 năm nghiên cứu và phát triển, Physiodermie luôn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của ngành Dược Mỹ Phẩm Thụy Sĩ.
Bạn đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của Physiodermie? Đặt lịch soi da và tư vấn hoàn toàn miễn phí ngay:

You Might Also Like

KẾT NỐI

Shopping Cart