7 Thuốc có thành phần Corticoid thông dụng nhất

Thuốc có thành phần corticoid

7 Thuốc có thành phần Corticoid thông dụng nhất

Nội Dung Bài Viết

Được biết đến nhiều hơn nhờ vào các sản phẩm kem trộn không rõ nguồn gốc, corticoid là một trong những thành phần cấm trong sản xuất mỹ phẩm. Nhưng trong y học, nhóm thuốc này lại có tác dụng đáng kể trong điều trị các bệnh khác nhau. Bài viết hôm nay Physiodermie sẽ liệt kê danh sách một số thuốc có chứa thành phần corticoid phổ biến và những tác dụng của nó trong điều trị.

Bài viết liên quan: Mặt bị nhiễm corticoid – Hệ lụy từ mỹ phẩm “rởm”

Định nghĩa Corticoid

Thuộc nhóm thuốc kháng viêm dùng điều trị trong các bệnh lý liên quan đến miễn dịch, Corticoid là cái tên không quá xa lạ trong y khoa nói chung. Tên đầy đủ của loại thuốc này là Glucocorticoid, hay gọi tắt là Corticoid. Thành phần này được sử dụng trong điều trị có tác dụng tương đương cortisol – hormone sản xuất bởi tuyến thượng thận của cơ thể. Khi nồng độ cortisol trong cơ thể thấp, các bác sĩ sẽ kê corticoid để cân bằng lại sự chênh lệch đó.

Tên đầy đủ của Corticoid là Glucocorticoid
Tên đầy đủ của Corticoid là Glucocorticoid

Trên thị trường, thuốc có thành phần corticoid thường được sản xuất dưới nhiều dạng dùng khác nhau. Phổ biến nhất là dạng viên uống. Ngoài ra còn có dạng tiêm, dạng xịt, dạng hít và dạng dùng tại chỗ (bôi ngoài da, nhỏ mắt, mũi, tai…).

Xem thêm: Corticoid là thuốc gì? Các bệnh lý lâm sàng cần dùng Corticoid

Tác dụng của corticoid trong điều trị

Bệnh lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ

Tác dụng của thuốc có chứa Corticoid trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, có thể kể đến như:

  • Bệnh tự miễn (là các bệnh mà trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào mô và cơ quan khỏe mạnh): viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, bệnh Crohn,…
  • Các bệnh về phế quản như hen phế quản, hen suyễn; bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Các cơn Gút xảy ra đột ngột.
  • Khi cơ thể không tự sản xuất đủ cortisol, corticoid được sử dụng thay thế hormone tuyến thượng thận.
  • Dự phòng thải ghép: corticoid có thể được sử dụng cùng các thuốc khác để dự phòng hệ miễn dịch tấn công các cơ quan vừa được ghép (ví dụ: gan, thận….).
  • Chống dị ứng đối với các phản ứng dị ứng nặng. Lúc này dùng thuốc chứa thành phần corticoid trong thời gian ngắn giúp giảm các phản ứng dị ứng đó.
  • Các bệnh lý ngoài da: chàn eczema, vảy nến, mụn trứng cá, kích ứng nhẹ do côn trùng đốt…

7 Thuốc có thành phần corticoid phổ biến hiện nay

1. Thuốc Beclometason

Beclometason là một glucocorticoid tổng hợp có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất mạnh. Thuốc Beclometason được dùng trong điều trị các bệnh liên quan đến dị ứng: dị ứng da, phòng ngừa viêm mũi dị ứng, sổ mũi theo mùa và viêm mũi vận mạch. Đồng thời dự phòng các cơn hen thấp. Trong nhiều trường hợp, người bệnh còn dùng thuốc này để điều trị dự phòng cơn hen cấp nhưng không có tác dụng cải thiện cơn hen bùng phát. Beclometason sẽ ít gây ra các tác dụng phụ toàn thân vì được sản xuất ở dạng khí dung, thuốc sẽ mất hoạt tính trong thời gian ngắn.

2. Thuốc Beprosone

Thuốc Beprosone là một loại thuốc có thành phần corticoid dùng ngoài da với tác dụng chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch. Beprosone dùng để giảm các triệu chứng viêm da do dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã nhờn. Đặc biệt là tình trạng vảy nến, ban đỏ đa dạng, eczema, chàm ở trẻ em,…

3. Thuốc Betamethasone

Thuốc Betamethasone là thuốc chứa thành phần corticoid giúp làm giảm phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Có tác dụng mạnh trong việc làm giảm các triệu chứng dị ứng, sưng tấy ở da và mắt. Đồng thời giúp cải thiện tình trạng khó thở, các bệnh viêm khớp, rối loại hệ miễn dịch, rối loạn hormone và điều trị các loại ung thư nhất định.

4. Thuốc Cortibion

Đây là loại thuốc sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da có bội nhiễm như: viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, viêm da dị ứng hoặc các vết côn trùng cắn, chàm. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cortibion, bạn có thể gặp các tác dụng phụ như: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn điến giải, teo tuyến thượng thận, viêm loét dạ dày tá tráng,…

5. Thuốc Prednisolone

 

Thuốc Prednisolone được sử dụng để làm giảm các phản ứng dị ứng như mẩn đỏ bất thường, sưng tấy… Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng điều trị rối loạn máu, bệnh viêm khớp, viêm loét đại tràng và các vấn đề về hô hấp như hen suyễn cùng một số tình trang da như vảy nến,…

6. Thuốc Gentrisone

Gentrisone là thuốc có chứa thành phần Corticoid với hàm lượng nhỏ. Thuốc thường được sử dụng cho các bệnh viêm nhiễm như nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm mạn tính, ức chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn. Bạn chỉ được sử dụng loại thuốc Gentrisone này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

7. Thuốc Dexamethasone

Thuốc điều trị da nhiễm corticoid
Thuốc chứa thành phần corticoid

Một trong những thuốc có thành phần corticoid quen mặt có thể bạn cũng từng dùng qua là thuốc Dexamethasone. Thuốc có tác dụng trong điều trị các bệnh rối loạn chức năng máu hoặc hormon, thấp khớp.  Một số bệnh về da bệnh đường hô hấp, hệ miễn dịch cùng một số bệnh liên quan đến đường ruột và ung thư nhất định. Ngoài ra, thuốc Dexamethasone có thể chữa trị nôn mửa gây ra do hóa trị liệu trong ung thư. Tuy nhiên, một trong những tác dụng phụ đáng kể của thuốc khi sử dụng kéo dài là làm giảm phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể.

Bài viết trên đã liệt kê một số tên thuốc có chứa thành phần corticoid phổ biến nhưng trên thực tế, số lượng này có thể nhiều hơn. Corticoid không hoàn toàn là một thành phần độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe con người nếu sử dụng đúng liều lượng và đúng cách. Thế nên, khi sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên tư vấn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, điển hình là da bị nhiễm corticoid.

Xem thêm: Cắt Giảm Rủi Ro Khi Điều Trị Bằng Liệu Pháp Corticoid

5/5 - (1 bình chọn)

Nguồn tham khảo

Chia sẻ bài viết:
Thẻ bài viết:

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

icon chữ thập
Methode Physiodermie – Thương hiệu Dược Mỹ Phẩm thiên nhiên trị liệu từ Thụy Sĩ

✡ Cung cấp giải pháp chăm sóc da đặc trị và chuyên nghiệp cho khách hàng, Spa, SkinCare, Thẩm Mỹ Viện, Clinic,… Chặng đường hơn 45 năm nghiên cứu và phát triển, Physiodermie luôn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của ngành Dược Mỹ Phẩm Thụy Sĩ.
Bạn đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của Physiodermie? Đặt lịch soi da và tư vấn hoàn toàn miễn phí ngay:

You Might Also Like

KẾT NỐI

Shopping Cart