Biết rõ nguyên nhân, triệu chứng của viêm da tiếp xúc để điều trị bệnh kịp thời. Nắm rõ biện pháp ngăn ngừa để tránh bệnh viêm da tiếp xúc tái phát.
Khi điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, da tiếp nhiều hóa chất rất dễ bị viêm da tiếp xúc. Trên da sẽ xuất hiện triệu chứng ngứa, nổi ban đỏ khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để tìm được phương pháp điều trị hiệu quả, bạn hãy cùng Physiodermie đọc bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân gốc rễ của viêm da.
1. Viêm da tiếp xúc là gì? Phân loại viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là bệnh lý chàm cơ địa hay có tên gọi khác là chàm thể tạng. Khi da tiếp xúc với các chất kích ứng hoặc dị ứng trong môi trường bên ngoài sẽ bị sưng tấy, ngứa đôi khi đau rát, nổi các nốt bọng nước. Dựa theo đặc điểm của bệnh, viêm da tiếp xúc phân thành hai loại:
- Viêm da tiếp xúc dị ứng (ACD): cơ địa dễ bị dị ứng khi da tiếp xúc với như nước hoa, niken, cao su, chất nhuộm tóc, chất khử mùi,… sẽ xuất hiện tình trạng dị ứng da.
- Viêm da tiếp xúc kích ứng (ICD): da bị tổn thương do cọ xát, tiếp xúc với các yếu tố khắc nghiệt của môi trường như hóa chất, xà phòng,… sẽ khiến bề mặt da bị bào mòn và tổn thương nhanh chóng.
Cơ địa dễ dị ứng rất dễ bị viêm da tiếp dị ứng
2. Nguyên nhân dẫn đến viêm da tiếp xúc
Để điều trị bệnh từ gốc, bạn cần biết nguyên nhân gây viêm da dị ứng bắt nguồn từ yếu tố môi trường, hệ miễn dịch hay di truyền. Trong đó, nguyên nhân viêm da tiếp xúc kích ứng cụ thể là:
- Acid, dung môi, kiềm, muối kim loại
- Chất mài mòn, chất tẩy rửa, mỹ phẩm chứa Corticoid,…
- Dịch từ cơ thể: nước bọt, nước tiểu
- Độc tố từ nhựa cây sồi, cây thường xuân, cây sơn,…
Còn đối với viêm da tiếp xúc dị ứng là do:
- Không khí có nhiều chất: phấn hoa, thuốc trừ sâu, bụi bẩn, lông thú cưng, nấm mốc
- Thời tiết quá khô, lạnh, ẩm ướt
- Len, sợi vải tổng hợp
- Tiếp xúc với sơn móng tay, nước hoa
- Giày dép, vật dụng có nguồn gốc từ thành phần cao su
- Sử dụng thuốc điều trị chứa thành phần kháng sinh, histamine, thuốc tê
- Kim loại: niken, thủy ngân, cobalt
Viêm da tiếp xúc ở chân do tiếp xúc với hóa chất
3. Triệu chứng, dấu hiệu bệnh viêm da tiếp xúc
Các triệu chứng phổ biến khi viêm da dị ứng là ngứa, rát và nổi ban đỏ diễn ra từ 24 – 36 giờ sau khi tiếp xúc. Tiếp theo, da sẽ xuất hiện các nốt phồng rộp, chảy nước sau đó da sẽ đóng vảy và sưng. Đặc biệt lưu ý, viêm da tiếp xúc ở mặt sẽ gây ra triệu chứng, tổn thương nặng nề hơn so với vùng da khác.
Tùy cơ địa mỗi người, vị trí vùng da trên cơ thể như cánh tay, khuỷu tay, vùng má,… dấu hiệu bùng phát có thể nhanh chậm khác nhau. Mặt khác, người bệnh rất dễ gặp các dấu hiệu khác:
- Xuất hiện nhiều mảng da tối màu, có màu đỏ hoặc nâu xám.
- Da nổi mụn nước li ti, chảy dịch khi bị vỡ, rất dễ bị nhiễm trùng.
- Các mảng da đóng vảy khô, tróc vảy, phồng rộp.
Nổi mẩn đỏ, tróc vảy là dấu hiệu của bệnh viêm da tiếp xúc
4. Chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm da tiếp xúc
4.1. Chẩn đoán viêm da tiếp xúc
Trước khi điều trị, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám lâm sàng, chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây ra bệnh là do nghề nghiệp, quần áo, sử dụng thuốc bôi, mỹ phẩm,… Bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm lẩy da, xét nghiệm máu,… để biết mức độ viêm da nặng hay nhẹ do viêm da tiếp xúc dị ứng hay kích ứng.
Đối với xét nghiệm da bác sĩ sẽ tiến hành như sau:
- Nhỏ chất gây kích ứng lên trên một miếng dán và dán vào người bị bệnh
- Sau 2 – 3 ngày, bác sĩ tiến hành kiểm tra phản ứng của da
- Khi làm mẫu kiểm tra da này, bạn cần giữ vùng da khô ráo, tránh thấm nước vào
Sử dụng phương pháp patch test để xét nghiệm lẩy da
4.2. Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc
Cách điều trị viêm da tiếp xúc tốt nhất là tránh các chất gây dị ứng, điều trị tại chỗ chườm mát bằng. Tùy vào trường hợp sẽ có cách điều trị khác nhau:
- Trường hợp viêm da tiếp xúc nhẹ: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm bằng nước muối sinh lý, dưỡng da nhẹ bằng kem calamine để giảm triệu chứng.
- Trường hợp viêm da tiếp xúc nhẹ đến trung bình: sử dụng thuốc bôi ngoài da như triamcinolone 0,1% thuốc mỡ hoặc kem betamethasone valerate 0,1%. Đối với các loại có nồng độ mạnh hơn khi sử dụng cần được bác sĩ chỉ định.
- Trường hợp viêm da tiếp xúc nặng: xuất hiện bọng nước, mụn nước có thể sử dụng Corticosteroid dạng uống trong 7 đến 14 ngày để kiểm soát triệu chứng. Uống thuốc histamine giúp giảm ngứa theo chỉ định của bác sĩ, với liều lượng phù hợp.
Bôi thuốc ngoài da để điều trị viêm da tiếp xúc
Trong trường hợp bị viêm da tiếp xúc ở mặt khiến da bị nhiễm Corticoid. Người bệnh không chỉ mất tự tin về vẻ bề ngoài mà còn gây khó chịu về mặt tinh thần.
>>> Xem thêm: Cách chăm sóc da mặt bị nhiễm corticoid theo từng cấp độ
4.3. Cách ngăn ngừa viêm da tiếp xúc hiệu quả
Để không bị tái viêm da tiếp xúc, bạn nên lưu ý một vài điều sau đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy khoa học, đủ dinh dưỡng
- Khi tập thể dục, mồ hôi sẽ đồ ra rất nhiều gây ngứa. Vì vậy, sau khi vận động hãy tắm rửa và làm mát da nhanh chóng
- Chỉ nên sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch da
- Tránh xa các chất khử mùi, hương liệu có trong xà phòng
- Nếu tiếp xúc với chất đã từng gây viêm da hãy rửa sạch da ngay lập tức với xà phòng nhẹ, không mùi và nước
- Sử dụng liều lượng thuốc steroid theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Xuất hiện dấu hiệu ho, thở khò khè, tiêu chảy, nôn mửa cần đến bệnh viện ngay
>>> Xem thêm: Điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng an toàn và hiệu quả tại nhà
Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ
Bệnh viêm da tiếp xúc rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý da liễu khác. Physiodermie mong rằng đã giúp bạn hiểu rõ được nguyên nhân viêm da tiếp xúc để tìm cách chữa trị phù hợp. Nếu chẳng may bị viêm da tiếp tiếp xúc ở mặt do nhiễm Corticoid, bạn nên đến thăm khám bác sĩ, gặp chuyên gia Physiodermie để được lên phác đồ điều trị chuyên sâu, theo từng tình trạng làn da.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com