Da mất nước xuất hiện tình trạng điển hình là da dầu nhờn, cũng là nguyên nhân bùng phát mụn. Nếu không kiểm soát lượng dầu tiết ra, mụn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi điều trị da mụn mất nước, bạn phải nhớ nguyên tắc cấp ẩm cho da chứ không phải là điều trị mụn. Bạn phải tìm được gốc rễ vấn đề của tình trạng da này để điều trị hiệu quả. Hãy cùng Physiodermie tham khảo bài viết dưới đây để biết cơ chế hoạt động, dấu hiệu của da thiếu nước bị mụn.
1. Như thế nào là da mụn mất nước?
Da mụn mất nước là tình trạng da không có khả năng lưu trữ nước, hay đổ dầu nhiều ở vùng chữ T, vùng da còn lại thì khô căng, bong tróc nên da dễ bị mụn. Dù sở hữu da dầu, da hỗn hợp đều có thể gặp tình trạng này, kể cả người có tiền sử mụn trứng cá. Nếu mất nước kéo dài, lỗ chân lông ngày càng to, bề mặt da có nhiều nếp nhăn do các tế bào bị héo úa.
Trường hợp da mụn mất nước có cơ chế hoạt động khác so với da bình thường, cụ thể là:
- Lớp màng biểu bì của da bị thu hẹp lại vì thiếu nước, da trở nên kém mịn màng. Khi da thiếu nước lượng dầu tiết ra nhiều hơn để bù đắp cho sự thiếu nước bề mặt, dẫn đến tình trạng da hỗn hợp. Với vùng chữ T (trán, cằm, mũi) nhiều dầu nhưng hai bên má rất khô, căng.
- Trong quá trình đào thải dầu quá nhiều, lỗ chân lông dễ bị tắc nghẽn. Cộng thêm lượng nước trên da bị thất thoát khiến lớp sừng bị phân tách, tế bào chết da xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy, khi da gặp thời tiết hanh khô rất dễ bị bong tróc.
- Khi khả năng giữ nước của da bị suy giảm, lớp lipid bị mất liên kết, yếu đi và cấu trúc dễ rơi vào tình trạng lỏng lẻo. Kết hợp với sự tấn công ồ ạt của sự tiết dầu, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, nổi mụn do vi khuẩn tấn công.
Gặp thời tiết khô, da bong tróc vì lớp sừng bị phân tách nhiều
2. Dấu hiệu nhận biết da mụn mất nước
Mỗi người sở hữu làn da khác nhau, có người thuộc da hỗn hợp thiên dầu, da khô hay da dầu. Dù bạn thuộc da nào, tình trạng mất nước đều có thể xảy ra, dễ xuất hiện mụn. Da mụn mất nước có thể gây ra một số dấu hiệu như sau:
- Da sạm màu và mệt mỏi: Khi da thiếu nước, các tế bào dần suy yếu, không có sức phản kháng lại các tác nhân gây hại cho da như thời tiết, môi trường,… Chính vì vậy, da bị tăng sắc tố, dễ xuất hiện nám, tàn nhang, sạm màu và trông thiếu sức sống.
- Da nứt nẻ, bong tróc: Dấu hiệu thiếu nước nghiêm trọng, bề mặt da sần sùi, ửng đỏ, đau rát khi môi trường thay đổi, chế độ ăn thiếu chất,… Đặc biệt, sau khi rửa mặt, để da khô da sẽ tiết nhiều dầu và xuất hiện một số nốt mụn nhỏ.
- Da căng, ngứa: Khi da thiếu nước, vùng da gò má, trán hay mép sẽ căng và ngứa nhẹ.
- Da nổi mụn: Không chỉ da dầu, da bị mất nước cũng khiến da dễ nổi mụn. Khi mất nước, độ ẩm của da thiếu hụt, nên lớp màng lipid bảo vệ da bị phá vỡ. Do đó, da tiết ra nhiều dầu hơn để bổ sung độ ẩm. Lượng dầu trên da sản xuất quá nhiều, lỗ chân lông sẽ bị tắc nghẽn và nổi mụn ồ ạt.
- Da xuất hiện nếp nhăn sâu: Tình trạng mất nước kéo dài, da sẽ khô héo, sần sùi, không có độ đàn hồi nên xuất hiện các nếp nhăn mới nhiều hơn, còn các nếp cũ sẽ lộ rõ và sâu hơn.
Da mụn mất nước hai bên má khô căng, bong tróc
3. Nguyên nhân gây ra da mụn mất nước
Duy trì làn da khỏe mạnh, đủ độ ẩm là điều ai cũng mong muốn. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây tình trạng da khô thiếu mất nước, nổi mụn rất quan trọng. Dưới đây là một số thủ phạm dẫn đến da mụn mất nước.
Yếu tố môi trường
Làm việc trong môi trường hanh khô, quá lạnh làm cho độ ẩm của da bị mất đi nhanh chóng. Nhất là thời tiết nắng nóng, khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài da cũng dễ bị mất nước.
Lựa chọn sản phẩm không phù hợp
Các thành phần như cồn khô, chiết xuất bạc hà hay các hương liệu có nồng độ tinh dầu thấp có thể làm da cảm thấy căng rát, kích ứng và gây mẩn đỏ. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tuyến dầu trên da hoạt động quá mức, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn.
Lạm dụng hoạt các hoạt chất mạnh
Sử dụng các thành phần AHA, BHA, Vitamin C, Retinol ở nồng độ cao hay kết hợp nhiều hoạt chất khác để cải thiện vấn đề về da. Nếu lạm dụng các hoạt chất ấy mà không dưỡng ẩm, phục hồi đúng cách da sẽ dễ khô và bong tróc.
Uống ít nước
Nếu cơ thể nạp quá ít nước rất dễ gây ra tình trạng mất nước trên da. Vì nước là yếu tố quan trọng để giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho da.
Ngoài ra, các yếu tố khác như thay đổi hoocmon, stress, bệnh tiểu đường, bệnh gan, tuổi tác cũng ảnh hưởng đến khả năng giữ nước của da.
Mụn xuất hiện trên da khô khi ở giai đoạn dậy thì
4. Cách chăm sóc làn da mụn mất nước đúng cách
Trước khi điều trị mụn, bạn cần khắc phục tình trạng da thiếu ẩm bằng cách chọn sản phẩm chứa thành phần dịu nhẹ, cấp nước cho da ở tầng sâu. Một số lưu ý cần biết để cải thiện quy trình chăm da mụn mất nước:
- Sữa rửa mặt: Làm sạch sâu, loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn, vi khuẩn có hại để cân bằng hệ vi sinh cho da. Nên chọn sữa rửa mặt Shower Hydrating Milk SL dịu nhẹ, không chứa cồn và có khả năng dưỡng ẩm cao sau khi sử dụng.
- Nước hoa hồng: Stabilizing Lotion chứa Copper Lysinate để kích thích sản sinh collagen và elastin, cải thiện độ săn chắc da làn da thiếu nước; chứa Vitamin B5 để giữ ẩm cho da, tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất.
- Kem dưỡng ẩm: Ưu tiên chọn Actinyl No.2 chứa provitamin B5 để làm dịu, kháng viêm và đẩy nhanh quá trình điều trị mụn; chiết xuất trà xanh để thúc đẩy quá trình tái tạo và hình thành mô tế bào mới.
- Kem chống nắng: Làn da thiếu ẩm cần sử dụng kem chống nắng có kết cấu dễ thẩm thấu, không gây nhờn rít. Kem chống nắng Anti – Aging Sun Care SPF50 để bảo vệ da luôn ẩm khi chịu sự tác động từ môi trường.
Sữa rửa mặt làm sạch bụi bẩn giúp da cân bằng hệ vi sinh vật
Bài viết trên, Physiodermie đã giúp bạn nhận biết như thế nào là da mụn mất nước. Tình trạng này rất dễ bắt gặp ở bất kỳ làn da nào nên bạn đừng chủ quan. Để điều trị làn da này, cấp ẩm là bước rất quan trọng trong quy trình chăm sóc da hàng ngày. Nếu gặp các vấn đề khác do da mất nước gây ra như mụn viêm, bong tróc nghiêm trọng, bạn hãy liên hệ ngay với chuyên gia Physiodermie.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com