Bệnh trứng cá đỏ Rosacea có biểu hiện nổi mụn đỏ, mụn mủ, châm chích, đỏ da,… nên rất dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá.
Rosacea là bệnh lý mạn tính, nếu bạn không biết nguyên nhân, tình trạng hiện tại đang thuộc thể nào thì rất khó chẩn đoán bệnh. Hãy cùng Physiodermie tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chẩn đoán bệnh khoa học và chuẩn xác hơn!
1. Bệnh trứng cá đỏ Rosacea là gì?
Trứng cá đỏ (còn gọi là Rosacea) là tình trạng bệnh lý mạn tính xuất hiện ban đỏ, giãn mạch, sẩn mủ và tập trung chủ yếu ở vùng mặt. Trong trường hợp nặng, mũi sẽ phình to không bình thường vì các tuyến bã nhờn tăng kích thước.
Bệnh trứng cá đỏ Rosacea xuất hiện tình trạng da giãn mao mạch
Loại bệnh này thường gặp ở người da trắng, hiếm thấy ở người Châu Á hay Châu Phi. Hiện nay, trứng cá đỏ thường gặp nhiều ở nữ, nhưng bị tổn thương phì đại ở nam nhiều hơn. Độ tuổi khởi phát ở nữ khoảng từ 35 – 45, còn nam giới là 45 – 55 tuổi. Mặc dù, bệnh hiếm gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng khi mắc phải có thể kéo dài đến độ tuổi trưởng thành.
>>> Xem thêm: Da sưng đỏ rát có phải là biểu hiện của Rosacea?
2. Nguyên nhân gây bệnh trứng cá đỏ Rosacea
Theo một vài nghiên cứu của Viện da liễu Hoa Kỳ, mụn trứng cá đỏ có thể liên quan đến hệ miễn dịch, di truyền,… Nhưng đến ngày nay, nguyên nhân chính xác gây ra trứng cá đỏ vẫn chưa được xác định rõ. Dưới đây là một số nguyên nhân được xem là tác nhân gây ra bệnh trứng cá đỏ.
- Di truyền, chủng tộc: Gia đình có người thân mắc bệnh trứng cá đỏ Rosacea mạn tính, các thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nghiên cứu khác cho thấy người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn da đen, da sậm màu hay da màu.
- Dị ứng thuốc chứa Corticoid: Khi bạn đang sử dụng thuốc corticosteroid để điều trị huyết áp, hệ miễn dịch sẽ suy giảm. Da lúc này rất dễ bị tổn thương, dị ứng nổi mụn, viêm nhiễm. Các loại mỹ phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, chứa thành phần Corticoid gây bào mòn da, làm tăng nguy cơ hình thành và bùng phát mụn trứng cá do da nhiễm Corticoid.
- Môi trường ô nhiễm: Nếu bạn đang sống, làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay ánh sáng xanh, da của bạn rất dễ bị tổn thương. Các mô tế bào da thiếu sự đàn hồi, các mao mạch máu giãn nở và chịu sự tấn công của bụi bẩn, vi khuẩn nên rất dễ mắc bệnh trứng cá đỏ.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Bạn thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn thực phẩm nhiều dầu, cay nóng. Đây là môi trường sống tốt để hình thành mụn trứng cá đỏ. Nếu không cải thiện thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn, bệnh Rosacea sẽ nghiêm trọng hơn.
- Ký sinh trùng phát triển: Demodex folliculorum thường cư trú, sống cộng sinh trên da nhưng nếu loại ký sinh trùng này tăng quá mức có thể gây ra viêm nhiễm, da dễ bị kích ứng và đẩy nhanh quá trình phát triển của bệnh Rosacea.
Da bị lạm dụng quá mức mỹ phẩm chứa Corticoid
3. Phân loại thể bệnh trứng cá đỏ Rosacea
Tùy vào cơ địa, nền da của mỗi người khi mắc bệnh trứng cá đỏ sẽ có triệu chứng khác nhau. Hiện nay có 4 thể bệnh trứng cá đỏ Rosacea thông thường kèm theo các triệu chứng dưới đây.
- Thể đỏ da giãn mạch: Người bệnh xuất hiện ban đỏ, đỏ bừng mặt và cổ kèm theo giãn tĩnh mạch; da bỏng rát, khô và ngứa ngáy trên vùng da bị tổn thương.
- Thể sẩn mủ: Các nốt mụn viêm đỏ, sẩn mủ xuất hiện thành từng cụm đối xứng hai ở vùng giữa mặt. Đôi khi, bạn có thể thấy các sẩn mụn được phủ một lớp vảy bên trên. Vì vậy, phù bạch huyết có thể xuất hiện và ảnh hưởng đến khuôn mặt.
- Thể phì đại: Sự tăng sinh quá mức của các mô liên kết và tuyến bã nhờn gây ra phì đại ở da làm biến dạng, ghồ ghề, sần sùi ở vùng cằm, trán, má tai. Nhất là vùng mũi sẽ phình to bất thường như mũi sư tử.
- Thể mắt: Các tổn thương ở mắt có thể xuất hiện khoảng 30 – 50% khi mắc bệnh trứng cá đỏ. Rosacea gây viêm và kích ứng mắt, gây cảm giác khó chịu, cảm giác có vật lạ châm chích, gây bỏng rát, khô hay chảy nước mắt, rất nhạy cảm với ánh sáng. Bệnh sẽ để lại hậu quả viêm kết mạc mí mắt, viêm bờ mi, ban đỏ vùng quanh mắt,…
Thể phì đại làm biến dạng mũi, gây sần sùi và gồ ghề
Ngoài ra, Rosacea còn có thêm 4 thể đặc biệt xuất hiện triệu chứng nặng, cụ thể là:
- Trứng cá do thể tối cấp: Đây là thể nặng nhất của bệnh trứng cá đỏ. Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai và khởi phát cấp tính chỉ vài ngày đến vài tuần. Tổn thương mà bệnh để lại đó là các nốt sần gồ lên, nhiều mủ.
- Trứng cá do Corticoid: Tác dụng phụ của Corticoid gây nên thể này và có thêm sự xuất hiện của ký sinh trùng Demodex.
- Bệnh Morbihans: Thường xảy ra ở vùng trán và mũi, sự gia tăng quá mức của mạch bạch huyết dẫn đến phù cứng.
- Trứng cá đỏ ở trẻ em: Ở thể này, không có sự tăng sinh của tuyến bã nhờn thay vào đó là da bị tổn thương như giãn mao mạch máu, mụn mủ và thường biểu hiện ở mắt.
4. Chẩn đoán bệnh trứng cá đỏ Rosacea hiệu quả
Để điều trị mụn trứng cá đỏ, bác sĩ sẽ dựa vào đặc điểm lâm sàng và khai thác về tiền sử bệnh về độ tuổi, nghề nghiệp, gia đình,… Sau đó bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên một vài dấu hiệu thường gặp của bệnh như xuất hiện ban đỏ, sẩn mủ, giãn mao mạch. Dưới đây là một số chẩn đoán phân biệt bệnh trứng cá đỏ so với các bệnh khác:
- Bệnh trứng cá: Da bị tổn thương do trứng cá có nhân và không có nhân.
- Trứng cá đỏ do steroid: Sau nhiều tuần sử dụng thuốc bôi chứa Corticoid, mụn trứng cá đỏ sẽ xuất hiện với biểu hiện như da đỏ kèm theo cảm giác bỏng rát, giãn mao mạch máu và dễ bị kích ứng.
- Lupus ban đỏ: Nốt ban đỏ hình cánh bướm xuất hiện ở nếp gấp cánh mũi má, không có mụn mủ, kèm với loét miệng và đau khớp.
- Viêm bì cơ: Xuất hiện ban đỏ ở mặt, yếu chi và men CK tăng cao.
- Viêm quanh miệng: Vùng da quanh miệng bị tổn thương, nổi mụn nước nhỏ, mụn mủ, bong tróc và vảy da. Da không có hiện tượng sẩn viêm, đỏ da ở vùng mặt nhưng sẽ nặng hơn nếu bôi steroid.
Bệnh trứng cá đỏ thường dễ bị nhầm lẫn với lupus ban đỏ
Physiodermie mong rằng qua bài viết trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bệnh trứng cá đỏ Rosacea dựa trên nguyên nhân và cách chẩn đoán hiệu quả. Đây là bệnh da mạn tính rất nghiêm trọng vì nó có thể tái phát bất kỳ lúc nào nếu không được điều trị kịp thời. Nếu bạn đang tìm phương pháp điều trị gốc rễ vấn đề bệnh trứng cá đỏ, để tránh gây ra sẹo xấu, hãy liên hệ ngay với hotline 097 247 6664!
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com