Tình trạng nổi mụn khá phổ biến ở mọi làn da, kể cả làn da khô hay da dầu. Trong đó, cách xử lý mụn nhanh gọn nhất đó là lấy nhân mụn. Vậy bạn có biết các bước chăm sóc da sau nặn mụn như thế nào là đúng cách không?
Mùa lễ hội cận kề, nhu cầu chăm sóc da ngày càng tăng cao và sôi động hơn. Đặc biệt, nhu cầu đến spa làm sạch và lấy nhân mụn đúng cách thu hút nhiều chị em. Có phải chỉ cần nặn mụn là đủ, không cần chăm sóc và phục hồi da tại nhà không? Nếu không muốn thâm mụn, sẹo mụn hay bị nhiễm trùng bạn hãy cùng Methode Physiodermie theo dõi bài viết dưới đây.
1. Tại sao chăm sóc da sau nặn mụn quan trọng?
Phương pháp detox da bằng cách lấy sạch nhân mụn ẩn, mụn viêm, mụn mủ và loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn chứa nhiều vi khuẩn ẩn sâu trong lỗ chân lông. Nhưng sau khi nhân mụn được loại bỏ sạch sẽ tạo ra lỗ hổng ở bề mặt da gây tổn thương hàng rào tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố ngoại vi dễ xâm nhập hơn. Đây chính là nguyên nhân khiến mụn nấm men, mụn trứng cá,… tái phát và tăng sắc tố mụn thâm hay sẹo mụn khó điều trị.
Tham khảo: Nhận biết mụn nấm men và mụn trứng cá, sự thật không phải ai cũng biết
Làn da bị mụn viêm, mụn ẩn cần được detox để loại bỏ vi khuẩn và nhân mụn hoàn toàn.
Vì vậy, việc chăm sóc da sau nặn mụn đúng cách rất quan trọng, rút ngắn thời gian phục hồi các tổn thương do nặn mụn, tránh nguy cơ lây nhiễm cao và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây mụn.
2. Hướng dẫn các bước chăm sóc da sau nặn mụn để không bị thâm, sẹo
Sau khi nặn mụn, làn da sẽ sưng đỏ và lúc này bạn cần tham khảo 6 bước chăm sóc khoa học để ngăn ngừa mụn tái phát hay thâm mụn.
Bước 1: Lấy sạch nhân mụn, không sót nhân mụn
Nếu nhân mụn không được nặn sạch hoàn toàn, các nốt mụn dễ tái phát, sưng viêm, gây đau nhức và khó phục hồi hơn. Vì vậy, bạn không nên tự ý nặn mụn tại nhà, thay vào đó nên đến cơ sở uy tín để các kỹ thuật viên có tay nghề cao nặn mụn đúng cách, đảm bảo sạch cồi mụn và hạn chế làm tổn thương da.
Sau khi nặn mụn các nốt mụn bị sưng đỏ, gây đau nhức.
Bước 2: Làm sạch bề mặt da sau nặn mụn với nước muối sinh lý
Làn da sau nặn mụn khá nhạy cảm nhưng cần được làm sạch để ngăn chặn viêm, nhiễm khuẩn ngược. Trong sữa rửa mặt chứa nhiều thành phần hóa học, dễ gây kích ứng cho làn da sau nặn mụn. Vì vậy, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch da bằng cách:
- Lấy bông tẩy trang thấm một lượng nước muối sinh lý.
- Lau nhẹ nhàng bông tẩy trang trên làn da sau khi nặn mụn.
- Dùng nước ấm thấm vào bông tẩy trang lau lại một lần nữa để da thông thoáng.
Lưu ý rằng, bạn không nên bôi bất kỳ sản phẩm nào trên da vì sẽ khiến làn da phản ứng và tránh gây viêm nhiễm. Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng bông tẩy trang để tránh làm tổn thương da.
Lau bằng nước muối sinh lý là một trong các bước chăm sóc da sau nặn mụn.
Bước 3: Cân bằng làn da bị tổn thương sau khi nặn mụn
Rửa mặt xong, bạn nên cân bằng độ pH cho da với sản phẩm nước hoa hồng, nước thần nhằm làm dịu mụn sưng đỏ và châm chích sau khi nặn mụn. Bạn nên chọn sản phẩm không chứa cồn, có bảng thành phần dịu nhẹ và lành tính như Stabilizing Lotion, Pro – Microbiome Lotion,… để tránh tình trạng gây kích ứng.
Nước hoa hồng Stabilizing Lotion cân bằng độ pH, làm dịu và kháng mụn viêm.
Bước 4: Làm dịu, giảm sưng đau sau nặn mụn với mặt nạ
Phục hồi da sau điều trị mụn là điều rất cần thiết để tránh tình trạng kích ứng và giảm sưng viêm. Lúc này, làn da bị tổn thương khiến da khô, mất nước, thiếu sức sống và xỉn màu. Việc bạn cần làm là lựa chọn sản phẩm chứa thành phần khôi phục hàng rào bảo vệ da như chiết xuất vỏ cây mộc lan, bạc hà, cúc la mã,… Điều quan trọng, bạn cần đắp thêm mặt nạ Lipid Restore Mask có chiết xuất Olive, Omega 3, 6 (Vitamin F) và nước cỏ lúa mạch nhằm duy trì độ ẩm, giảm viêm, ngăn ngừa mụn tái phát và giúp da sáng đều màu mà không gây bí bách cho da.
Mặt nạ Lipid Restore Mask được bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyên dùng cho làn da sau điều trị mụn.
Bước 5: Cấp ẩm tầng sâu, phục hồi làn da sau nặn mụn
Thời điểm vàng quyết định làn da điều trị mụn hiệu quả hay không, phụ thuộc vào bước phục hồi da chuyên sâu. Sau nặn mụn, da thiếu ẩm và khô nên cần được cấp ẩm kịp thời. Methode Physiodermie gợi ý bạn nên chọn sản phẩm kem dưỡng Oily Skin Emulsion hỗ trợ kiểm soát dầu mụn và se khít lỗ chân lông. Đặc biệt, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa AHA, BHA, chứa cồn,… có thể gây kích da và nổi mụn ồ ạt.
Tham khảo: 3 tiêu chí lựa chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn hiệu quả
Bước 6: Bảo vệ làn da tránh khỏi tia UV
Tác nhân hàng đầu khiến vùng da bị tăng sắc tố, thâm sau nặn mụn đó chính là tia UV. Do đó, bạn cần chủ động bảo vệ làn da sau mụn bằng cách che chắn kỹ lưỡng, sử dụng kem chống nắng thích hợp để củng cố hàng rào bảo vệ da, tránh tình trạng tăng melanin gây thâm sạm.
3. Lưu ý cần tránh khi thực hiện chăm sóc da sau nặn mụn
Hạn chế các biến chứng sau nặn mụn, bạn nên từ bỏ một số thói quen không tốt, cụ thể:
- Chạm tay vào mặt thường xuyên sẽ vô tình đưa vi khuẩn lên da, gây ra nốt mụn sưng, viêm nhiễm nặng hơn và khó điều trị.
- Trang điểm làm bít tắc lỗ chân lông, khiến da không được thông thoáng và dễ bị kích ứng hơn.
- Xông mặt, massage khiến da sau nặn mụn trở nên kích ứng mạnh mẽ, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương nghiêm trọng.
- Sử dụng sản phẩm điều trị mụn có nồng độ cao như Retinoids, Salicylic acid, AHA, BHA,… rất dễ dẫn đến nổi mẩn đỏ, mụn nước, bong tróc,…
- Sinh hoạt không điều độ, thức khuya, ít vận động, stress kéo dài sẽ cản trở quá trình phục hồi da sau nặn mụn.
Sau khi nặn mụn, bạn không nên tác động cọ xát đến làn da bằng phương pháp massage.
Tóm lại, bài viết trên đã chia sẻ các bước chăm sóc da sau nặn mụn đúng chuẩn khoa học. Mong rằng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp làn da mụn hạn chế hình thành sẹo và mờ vết thâm. Chăm sóc làn da khỏe đẹp từ bên trong là một quá trình dài kết hợp với sự kiên trì không ngừng nghỉ của mỗi cá nhân. Nếu bạn cần một chuyên gia để chia sẻ về tình trạng da hiện tại, hãy gọi ngay hotline 028 3516 3751 nhé.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com