Ngày càng có nhiều người đặc biệt là phụ nữ, đang đối mặt với tình trạng mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành. Đâu là quy trình chuẩn để chăm sóc những làn da gặp vấn đề này?
Với vô vàn sản phẩm trị mụn trên thị trường, thật khó để xác định loại kem dưỡng, sữa rửa mặt hoặc serum nào có thể giúp làm sạch làn da của bạn. Để có được thông tin chi tiết về cách điều trị mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành tại nhà, hãy cùng Physiodermie tham khảo bài viết sau nhé.
1. Sự khác biệt giữa mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành và ở tuổi thiếu niên
Mặc dù mụn trứng cá ở tuổi thiếu niên có vẻ là một hiện tượng phổ biến, nhưng đây không phải là một quy luật tất yếu của cuộc sống. Thực tế, có khoảng 15% thanh thiếu niên và người trẻ tuổi (từ 12-24 tuổi) có thể không trải qua tình trạng mụn trứng cá trong giai đoạn phát triển này. Tuy nhiên, những người không phát triển mụn trứng cá ở tuổi thanh thiếu niên không hoàn toàn miễn nhiễm. Chúng ta vẫn có thể gặp phải mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành.
1.1 Tuổi dậy thì và mụn trứng cá ở tuổi thiếu niên
Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi thiếu nhi và tuổi trưởng thành, có khả năng ảnh hưởng đến ngoại hình, là giai đoạn bắt đầu phát triển nhanh chóng cả về thể chất và chức năng sinh sản.
Ở nữ giới, tuổi dậy thì thường diễn ra trong khoảng 10 đến 14 tuổi, trong khi ở nam giới là từ 12 đến 16 tuổi. Một thay đổi sinh lý quan trọng xảy ra trong tuổi dậy thì, có tác động đến làn da, là sự gia tăng androgen, tức hormone sinh dục nam và nữ. Androgen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể và có thể làm tăng kích thước tuyến dầu trên da, đồng thời thúc đẩy quá trình sản xuất dầu.
Do các yếu tố chính góp phần gây mụn trứng cá bao gồm sự sản xuất dầu thừa, hormone và căng thẳng, việc chúng ta có nguy cơ cao hơn đối mặt với mụn trứng cá ở tuổi thiếu niên và trong giai đoạn dậy thì là điều hoàn toàn có thể. Giai đoạn thiếu niên có thể mang lại nhiều áp lực; kết hợp với sự thay đổi hormone và lỗ chân lông nở to do tăng tiết dầu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của mụn trứng cá.
Bên cạnh hormone tuổi dậy thì, các yếu tố khác như mồ hôi, mỹ phẩm hoặc ma sát từ vỏ gối/quần áo cũng có thể góp phần vào sự hình thành mụn.
1.2 Mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành
Đối với những người từng nghĩ rằng đã vượt qua giai đoạn mụn trứng cá tuổi thiếu niên mà không gặp vấn đề gì, thì sự xuất hiện của mụn khi đã bước qua tuổi trưởng thành có thể là một yếu tố bất ngờ.
Mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành, được định nghĩa là mụn phát triển sau tuổi 25, có thể là sự tiếp diễn của mụn trứng cá ở tuổi thiếu niên hoặc là một tình trạng hoàn toàn mới đối với những người không có làn da dễ bị mụn khi còn trẻ.
Có thể thấy rằng, các yếu tố gây mụn ở tuổi thiếu niên và thanh niên cũng là nguyên nhân gây ra mụn ở tuổi trưởng thành. Các yếu tố chính bao gồm sự sản xuất dầu thừa, tế bào da chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông, vi khuẩn/viêm và hormone.
Tuy nhiên, danh sách này không đầy đủ và có những yếu tố khác có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành mụn trên da. Các yếu tố nguy cơ khác đối với mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành bao gồm:
- Sự thay đổi hormone
- Di truyền
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không cân bằng
- Căng thẳng
- Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, giai đoạn mang thai
- Các sản phẩm chăm sóc tóc/da
- Các loại thuốc đang sử dụng
Xem thêm: Mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành: Nguyên nhân và Phương pháp điều trị tại nhà
Bên cạnh sự khác nhau về nguyên nhân thì vị trí, tình trạng, khả năng phục hồi… của mụn tuổi trưởng thành so với mụn tuổi dậy thì cũng có nhiều điểm khác biệt. Hãy theo dõi chi tiết những điểm khác nhau này qua bảng dưới đây:
Tiêu chí | Mụn tuổi dậy thì | Mụn tuổi trưởng thành |
Vị trí | Tập trung ở vùng chữ T (trán, mũi, cằm) | Tập trung ở vùng chữ U (hai bên má và cằm) |
Tình trạng | Mụn trứng cá có thể trở nên rất nghiêm trọng. Tuy nhiên sẽ giảm dần khi qua tuổi dậy thì. | Mụn có khuynh hướng lặp đi lặp lại, cấu trúc da liên tiếp bị tổn thương. |
Khả năng phục hồi | Làn da phục hồi nhanh sau khi hết mụn. | Khó phục hồi những tổn thương gây ra bởi mụn, khiến da sớm bị lão hóa. |
Bước sang tuổi trưởng thành, các quá trình sinh học tự nhiên trong da có sự thay đổi đáng kể. Hoạt động của tuyến bã nhờn giảm sút, mạng lưới collagen và elastin trở nên lỏng lẻo, và lưu thông máu của da kém hơn. Điều này làm chậm quá trình đổi mới tế bào, khiến các tổn thương mụn kéo dài, khả năng phục hồi sẹo mụn và vết thâm suy giảm, đồng thời các dấu hiệu lão hóa xuất hiện, ảnh hưởng đến độ mịn màng và vẻ tươi trẻ của làn da.
2. Ai có thể điều trị mụn trứng cá tại nhà?
Tiến sĩ Ramone F. Williams, FAAD, cho biết: “Nhiều người trưởng thành bị mụn trứng cá nhẹ có thể điều trị hiệu quả bằng các sản phẩm trị mụn không kê đơn (có sẵn mà không cần đơn thuốc).”
Mụn trứng cá nhẹ được định nghĩa là tình trạng có thể bao gồm mụn đầu đen và mụn đầu trắng cùng với các nốt mụn nhỏ.
Nếu bạn có các nốt mụn lớn, gây đau nhức nằm sâu dưới da hoặc mụn trứng cá để lại sẹo sau khi lành, bạn cần thăm khám bác sĩ da liễu để được điều trị. Các sản phẩm bạn có thể mua trực tuyến hoặc có sẵn tại cửa hàng mỹ phẩm thông dụng thường không đủ hiệu quả để điều trị các loại mụn này.
Tiến sĩ Williams nhấn mạnh: “Nếu bạn đang mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi tự điều trị mụn trứng cá. Một số phương pháp điều trị mụn trứng cá không kê đơn không an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.”
3. Quy trình tham khảo chăm sóc da mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành tại nhà
Làm Sạch
Những người có làn da dễ bị mụn nên làm sạch da mặt hai lần mỗi ngày. Bạn có thể tham khảo quy trình chăm sóc da buổi sáng bắt đầu với sữa rửa mặt kiềm dầu, có chứa các thành phần thanh lọc làm sạch da. Chẳng hạn như Sữa rửa mặt tạo bọt kiềm dầu Shower Hydrating Milk NB, và tránh sử dụng máy rửa mặt hoặc miếng bọt tẩy tế bào chết thô ráp để giảm thiểu tình trạng viêm da do tác động mạnh. Buổi tối, hãy tẩy trang trước để lấy đi lớp bụi bẩn, trang điểm, dầu nhờn bám cả ngày trên da, sau đó đến sữa rửa mặt để làm sạch sâu hơn.
Tẩy tế bào chết cũng là một bước trong quy trình làm sạch. Đối với làn da dầu mụn, bạn cần cẩn trọng trong việc lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp để không gây kích ứng cho da. Physiodermie gợi ý bạn sản phẩm Tẩy tế bào chết Enzyme sinh học Soft Face Biopeeling, với cơ chế tẩy da chết tự nhiên bằng enzyme giúp làm sạch lớp tế bào chết và độc tố trên da một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
Cân bằng da
Tiến sĩ Camp giải thích: “Sử dụng toner là một bước bổ sung giúp loại bỏ dầu thừa và tạp chất còn lại trên da, đồng thời cân bằng độ pH tự nhiên hơi axit của da (thành phần trong một số sản phẩm làm sạch có thể đẩy độ pH của da về phía kiềm).”
Sản phẩm Physiodermie gợi ý cho bạn là Nước hoa hồng cân bằng pH, kháng viêm, dịu da Stabilizing Lotion, chứa chiết xuất rễ cây sồi (chứa oligosaccharides và protein), chiết xuất nấm men (chứa chất chống oxi hóa và nhiều loại vitamin),… Sản phẩm giúp làm sạch tàn dư bụi bẩn sót lại sau bước tẩy trang và rửa mặt có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và khiến da xỉn màu, cân bằng độ pH, kháng viêm mụn, giảm đỏ da,…
Serum trị liệu
Các sản phẩm được sử dụng trong bước này có thể khác nhau tùy thuộc tình trạng mụn và làn da từng cá nhân. Những serum trị mụn ở tuổi trưởng thành thường chứa các thành phần hoạt tính như salicylic acid, benzoyl peroxide, zinc, hoặc chiết xuất từ thực vật như đinh hương, ngưu bàng, tràm trà,… những thành phần này giúp kháng viêm, làm sạch lỗ chân lông, điều tiết bã nhờn và giảm sự tích tụ dầu trên da, ngăn ngừa mụn trứng cá.
Sản phẩm gợi ý:
- Bioarome DS chứa chiết xuất ngưu bàng, chiết xuất tinh dầu thiên nhiên: chanh, hương thảo, tràm trà giúp thải độc tố da, đẩy mụn, gom nhân mụn, điều trị mụn trứng cá nang.
- High Purity Bio-serum với thành phần Salicylic acid 2% và Zinc 1%, giúp làm sạch sâu và thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ tế bào chết, giảm tiết bã nhờn, giúp làn da sáng khỏe, nhanh chóng làm xẹp và làm khô các đầu mụn sưng viêm.
Dưỡng ẩm
Dưỡng ẩm cho làn da là một bước cuối cùng quan trọng trong quy trình chăm sóc da, kể cả làn da dầu mụn. Tại sao lại như vậy? Tiến sĩ Camp giải thích: “Lipid, hay chất béo, ở các lớp trên cùng của da giúp duy trì độ ẩm và chức năng, tạo ra một hàng rào không thấm nước giữa da và môi trường. Bỏ qua bước này có thể khiến da khô, dễ bị nhiễm trùng hoặc xỉn màu.”
Khi lựa chọn sản phẩm, bạn nên chọn sản phẩm chứa thành phần an toàn, lành tính, ít có khả năng gây tắc nghẽn lỗ chân lông, hình thành mụn sẩn. Sensitve Skin Emulsion – Kem dưỡng phục hồi sau Laser, nhiễm Corticoid, làm dịu da nhạy cảm sẽ là lựa chọn hữu ích cho những người có làn da dầu, da nhạy cảm. Chứa các thành phần tăng cường lợi khuẩn, chiết xuất tinh dầu cúc vạn diệp, cúc la mã, chiết xuất rễ cây cam thảo, lưu lý,… Sensitve Skin Emulsio giúp dưỡng ẩm, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, thúc đẩy quá trình tái tạo tự nhiên của tế bào lớp biểu bì, mang lại làn da tươi mới, tràn đầy sức sống.
Thoa Kem chống nắng (ban ngày)
Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời đúng cách là một bước quan trọng để duy trì làn da khỏe mạnh. Bất kể làn da khỏe mạnh, da mụn hay da lão hóa, đừng bỏ quên bước chống nắng để giảm thiểu tác hại từ tia cực tím, làm chậm quá trình lão hóa. Lời khuyên dành cho những làn da dầu dễ bị mụn là nên tránh xa các loại kem chống nắng có hương liệu, có chứa cồn, hoạt chất Oxybenzone và PABA.
4. Lưu ý khi điều trị mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành
Kết quả tốt nhất đến từ sự nhất quán và tuân thủ, và việc đơn giản hóa quy trình chăm sóc da với những sản phẩm thật sự chất lượng sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát quá trình điều trị tốt hơn. Chất lượng ở đây đến từ việc hiểu rõ thành phần, công dụng của chúng, cũng như nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu
Phần lớn bệnh nhân có làn da dễ bị mụn trứng cá nên hạn chế số lượng sản phẩm sử dụng, vì quá nhiều sản phẩm có thể gây kích ứng da và làm trầm trọng thêm tình trạng mụn hoặc có khả năng gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Và hãy nhớ rằng “không có phương pháp điều trị mụn trứng cá nào có tác dụng ngay lập tức hoặc chỉ sau một đêm”.
Lưu ý khi trang điểm cho da dầu mụn: Trang điểm có thể hỗ trợ tăng cường sự tự tin cho làn da bị mụn, nhất là khi chúng ta ở độ tuổi trưởng thành và tiếp xúc nhiều với công việc. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều lớp nền và kem che khuyết điểm dày đặc nhằm che phủ các nốt mụn có thể gây ra tác động tiêu cực, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm. Do đó, khi làn da đang gặp vấn đề về mụn, việc trang điểm đúng phương pháp và lựa chọn các sản phẩm mỹ phẩm phù hợp là điều cần thiết.
Cần lưu ý thêm rằng mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), liên quan đến kinh nguyệt không đều, mọc lông mặt, rụng tóc và tăng cân. Nếu bạn nghĩ rằng mụn trứng cá của mình có thể do một tình trạng tiềm ẩn gây ra hoặc nếu nó không đáp ứng với các phương pháp điều trị không kê đơn, hãy hẹn gặp bác sĩ da liễu được thăm khám và điều trị đúng cách.
Để lựa chọn đủ và đúng sản phẩm cho quy trình chăm sóc da mụn của bản thân, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia Physiodermie qua hộp thư hoặc hotline 0972476664 – 028 3516 3751.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com
Nguồn tham khảo: American Academy of Dermatology Association