Corticoid là lựa chọn của nhiều bác sĩ trong điều trị bệnh nói chung và các bệnh về da nói riêng. Tuy nhiên nhiều người đã lạm dụng điểm tốt của corticoid, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ mà sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau gây ra tác dụng ngược. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những tác hại của corticoid nói thông qua đường bôi thoa cũng như giải pháp phục hồi nhé.
1. Corticoid là gì?
Hãy cùng tìm hiểu bản chất và công dụng của corticoid trong điều trị bệnh nói chung nhé.
1.1. Bản chất của corticoid
Corticoid, còn được gọi là glucocorticoid (cortisol và hydrocortisol), là một loại hormone quan trọng đối với sự sống, được tiết ra từ các tế bào lớp bó của vỏ tuyến thượng thận. Mỗi ngày cơ thể tiết khoảng 15 – 25 mg cortisol và tăng gấp 2 – 3 lần nếu bị stress hoặc thậm chí gấp mười.
Tuyến thượng thận tiết hormone steroid vào máu với nồng độ cao nhất vào khoảng 8 giờ sáng rồi giảm dần và đạt mức thấp nhất vào nửa đêm, đến sáng lại tăng dần. Nồng độ cortisol trong máu lúc 8 giờ sáng dao động từ 6,6 – 19,3 mg/l và lúc 16 giờ giảm còn 2,3 – 12,3 mg/l.
Vì lượng cortisol thấp nhất vào nửa đêm nên nếu chúng ta nạp một lượng lớn corticoid vào chiều tối liên tục trong một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng suy teo vỏ thượng thận và suy tuyến thượng thận.
1.2. Tác dụng của corticoid
Corticoid được biết đến là chất chống viêm – chống dị ứng – ức chế miễn dịch nhanh và hiệu quả.
Chống viêm
Corticoid có khả năng ức chế phản ứng viêm của cơ thể trong nhiều giai đoạn khác nhau và không phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm. Sự di chuyển của bạch cầu về ổ viêm bị chặn lại, nhiều chất trung gian hóa học của viêm như serotonin, histamin, bradykinin cũng bị giảm sản xuất đáng kể.
Corticoid còn ức chế giải phóng men tiêu thể và các gốc tự do superoxide, làm giảm hoạt tính của nhiều yếu tố hóa ứng động và các chất hoạt hóa elastase, collagenase và plasminogen, vv. Ngoài ra hoạt động thực bào, chỉ số thực bào của các đại thực bào, bạch cầu đa nhân và cytokin cũng bị giảm.
Đối với bệnh vẩy nến hay viêm da cơ địa khi sử dụng corticoid, các triệu chứng viêm, phù nề, sưng tấy sẽ biến mất chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên corticoid không thể sử dụng trong dài hạn hay với liều lượng cao. Nếu mắc phải sai lầm này, bạn sẽ nhận lại tác dụng ngược, các triệu chứng trở nặng và nghiêm trọng hơn.
Chống dị ứng
Corticoid có khả năng ức chế chất trung gian hóa học gây phản ứng dị ứng vì thế được biết đến là một chất chống dị ứng hiệu quả.
Ức chế miễn dịch
Corticoid có tác dụng trên miễn dịch ở nhiều khâu: ức chế tăng sinh tế bào Lympho T, là yếu tố gây ra sự sản sinh quá mức và rối loạn phát triển của tế bào sừng vì thế corticoid thường được sử dụng để điều trị vẩy nến, á sừng, vv.
Tuy có thể trị bệnh nhưng corticoid cũng gây ra tai biến khi người bệnh sử dụng nó trong thời gian dài. Corticoid giúp duy trì cân bằng những quá trình chuyển hóa của cơ thể và sự phát triển của các mô. Nồng độ corticoid có thể giảm hoặc tăng nhưng đều dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng nếu sử dụng sai cách.
2. Tác hại của corticoid
Sản phẩm chứa corticoid tồn tại dưới 4 dạng nhưng ở Việt Nam phổ biến nhất là thông qua đường bôi thoa và đường uống. Methode Physiodermie tiếp nhận rất nhiều trường hợp khách hàng bị tổn thương da rất nặng nề do sử dụng corticoid bằng đường bôi và đường uống không đúng cách.
Hãy cùng tìm hiểu đầy đủ tác hại của corticoid thông qua 4 đường nhé.
2.1. Thông qua đường bôi thoa
Thuốc bôi và kem trộn là 2 sản phẩm bôi thoa chứa corticoid thường thấy trên thị trường.
Các sản phẩm bôi thoa có chứa corticoid thường được bày bán trên thị trường dưới dạng thuốc bôi điều trị bệnh và kem trộn, vv. Thuốc bôi chứa corticoid hay kem trộn đều có điểm chung là giảm rất nhanh phản ứng viêm của cơ thể.
Tuy nhiên nếu sử dụng trong một thời gian dài, da sẽ bị bào mỏng và yếu đi, mất khả năng chống chọi với những xâm nhập từ môi trường như tia UV, khói bụi, vv. Corticoid bôi ngoài cũng có khả năng làm teo da, rạn da, giảm hoặc tăng sắc tố, mọc lông, nổi mẩn đỏ, mụn trứng cá, vv.
Trong lúc bôi kem chứa corticoid, sản phẩm còn có thể lan đến vùng mắt làm giảm thị lực hoặc nặng hơn là hỏng giác mạc.
2.2. Thông qua đường uống
Corticoid đường uống có nguy cơ mang lại tác dụng phụ cao nhất.
Sử dụng corticoid thông qua đường uống có nguy cơ mang lại tác dụng phụ cao nhất. Người bệnh dùng liều lượng càng cao càng dễ mắc phải tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm tăng nhãn áp, thay đổi trạng thái tâm thần, giảm trí nhớ, gây mê sảng.
Corticoid đường uống còn làm cơ thể bị giữ nước, phù chân, tăng cân, tích mỡ ở mặt, sau cổ và bụng. Lượng đường trong máu cũng tăng cao dẫn đến bệnh tiểu đường. Thị lực cũng bị ảnh hưởng, nặng nhất là mắc phải đục thủy tinh thể.
Một tác hại của corticoid thông qua đường uống cũng nghiêm trọng không kém là làm suy tuyến thượng thận, khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, chán ăn và yếu cơ, da mỏng và dễ bầm tím, vết thương lâu lành.
2.3. Thông qua đường hít
Corticoid dạng hít có thể đọng lại trong miệng gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
Corticoid ở dạng hít được dùng để điều trị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, vv. Thế nhưng rủi ro chính là thuốc có thể đọng lại trong miệng hoặc họng thay vì đến được phổi. Tình trạng này sẽ khiến miệng bị nhiễm nấm, đau họng, ho, chảy máu cam nhẹ.
Theo một số nghiên cứu, nếu dùng corticoid để điều trị hen suyễn cho trẻ em thì có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.
2.4. Thông qua đường tiêm
Thuốc tiêm corticoid thường được sử dụng để điều trị viêm khớp.
Corticoid dạng tiêm có thể gây teo da, chảy máu, đau tại chỗ được tiêm. Bên cạnh đó còn làm đỏ bừng khắp mặt, tăng khả năng nhiễm trùng, tăng đường huyết và mất ngủ.
3. Khắc phục tác hại của corticoid với da bằng dược mỹ phẩm
Vai trò của dược mỹ phẩm đối với làn da chính là phục hồi lớp hàng rào bảo vệ da và tăng cường sức đề kháng của da. Nguy cơ tái phát khi sử dụng dược mỹ phẩm dường như là bằng không bởi làn da đã được tái tạo từ sâu bên trong, đạt đến độ cân bằng và khỏe mạnh.
3.1. Giảm liều lượng và giãn tần suất sử dụng corticoid
Bạn có thắc mắc vì sao chúng ta không nên dừng đột ngột mà phải giảm từ từ liều lượng và tần suất sử dụng corticoid?
Bởi khi đã sử dụng corticoid trong một thời gian dài, làn da sẽ quen và bị lệ thuộc thế nên nếu ngưng đột ngột sẽ khiến da bị sốc, gây kích ứng mạnh, ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ.
Giải pháp đúng chính là kiên nhẫn, hạ mức độ xuống theo từng ngày cho đến khi nhận thấy ít kích ứng hơn thì hãy ngưng sử dụng.
3.2. Làm sạch da đúng cách
Làm sạch đúng cách để giúp loại bỏ độc tố ra khỏi da. Bạn nên chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, độ pH lý tưởng là 5,5, không được chứa hương liệu, cồn hay các thành phần dễ gây kích ứng. Trong lúc rửa mặt, hạn chế chà xát mạnh để tránh các nốt mụn vỡ ra, lây sang các vùng da khác.
Sản phẩm gợi ý:
Sữa Rửa Mặt Tẩy Trang 3 Trong 1 Thế Hệ Mới Deep Cleansing Milk
Deep Cleansing Milk là sữa rửa mặt dịu nhẹ, chuyên dùng cho da nhạy cảm, da nhiễm corticoid.
Sữa rửa mặt tẩy trang 3 trong 1 thế hệ mới Deep Cleansing Milk chứa tinh dầu hoa hướng dương và công nghệ độc quyền MEIMA siêu thẩm thấu giúp làm sạch sâu, loại bỏ bụi bẩn nhưng không gây khô da.
Sản phẩm còn chứa chiết xuất cúc La Mã giúp giảm tình trạng kích ứng, làm dịu vùng mẩn đỏ và axit linoleic giúp đẩy nhanh tốc độ lành thương.
3.3. Phục hồi và tái tạo làn da bị tổn thương
Sau khi được cai nghiện và loại bỏ độc tố, các triệu chứng khó chịu cũng mất dần, bạn hãy tập trung phục hồi và sửa chữa hàng rào bảo vệ da. Vậy sản phẩm phục hồi và tái tạo da nhiễm corticoid cần phải đạt những tiêu chí nào?
Có tính làm dịu và phục hồi
Cúc La Mã được biết đến là một trong những thành phần tự nhiên có khả năng làm dịu tốt nhất mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Ba thành phần chính trong cúc La Mã bao gồm: flavonoids, bisabolol và chamazulene. Trong đó bisabolol có khả năng giảm viêm và chống nhiễm khuẩn, chamazulene giúp kháng viêm và tiêu diệt các tác nhân gây hại từ môi trường.
Sản phẩm gợi ý:
Kem dưỡng phục hồi sau Laser, nhiễm Corticoid, làm dịu da nhạy cảm Sensitive Skin Emulsion
Sensitive Skin Emulsion giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như ngứa, kích ứng, nhạy cảm.
Ngoài cúc La Mã, kem dưỡng Sensitive Emulsion còn chứa thành phần tăng cường lợi khuẩn và nhiều chiết xuất thiên nhiên khác giúp tăng hiệu quả làm dịu và giảm kích ứng da. Đây là sản phẩm cực kỳ lý tưởng cho làn da nhạy cảm, dễ kích ứng và có mụn viêm đỏ.
Rau má cũng là một thành phần phục hồi da cực tốt. Rau má chứa 4 hoạt chất chính bao gồm: madecassoside, axit madecassic, axit asiatic và asiaticoside. Trong đó madecassoside có tác dụng kháng viêm, giảm ửng đỏ, đẩy nhanh tốc độ lành thương do mụn, kích thích sản xuất axit hyaluronic và collagen đồng thời loại bỏ các gốc tự do gây hại cho da.
Sản phẩm gợi ý:
Serum sinh học điều trị demodex, mụn viêm đỏ, chàm Eczema (Organic) Redness Rescue Bio-serum
Redness Rescue Bio-serum với thành phần nổi bật là Madecassoside 2% giúp giảm đỏ, kháng viêm rất hiệu quả.
Redness Rescue Bio-serum sở hữu bảng thành phần an toàn, là sản phẩm thích hợp để làm dịu mẩn đỏ, da nhạy cảm, kháng viêm, giúp lấy lại làn da đều màu.
Không gây kích ứng
Làn da nhiễm corticoid cực kỳ nhạy cảm thế nên bạn phải tuyệt đối tránh xa các thành phần dễ gây kích ứng như: parabens, cồn, dầu khoáng, hương liệu, vv để không làm trầm trọng thêm tình trạng da.
4. Kết luận
Mặc dù có nhiều điểm tốt nhưng vì bị lạm dụng nên corticoid vô tình trở thành “thuốc độc”, gây ra nhiều hậu quả cho người sử dụng. Nếu không may bị nhiễm corticoid, bạn hãy nhắn tin ngay Physiodermie hoặc gọi đến hotline 097 247 6664 – 028 3516 3751 để được tư vấn liệu trình điều trị khoa học nhé.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com