Mụn nội tiết là bệnh lý da liễu dễ gặp ở nhiều độ tuổi, nhất là ở nữ. Các triệu chứng mà nó gây ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe làn da và tinh thần của người bệnh.
Mặc dù bạn đã ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da cơ bản nhưng mụn nội tiết vẫn không cải thiện. Loại mụn này rất dễ tái phát, khiến bạn tự ti về vẻ bề ngoài. Nếu bạn không có phương pháp điều trị phù hợp theo từng tình trạng, làn da của bạn sẽ phát sinh nhiều vấn đề như thâm, sẹo và nhanh lão hóa hơn. Vậy mụn nội tiết là gì? Nhận biết mụn dựa trên dấu hiệu nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp.
1. Mụn nội tiết là gì? Đối tượng nào bị mụn nội tiết tố?
Mụn nội tiết tố (Hormonal Acne) là loại mụn nang (mụn trứng cá) liên quan đến sự thay đổi của các loại hormone trong cơ thể. Theo ước tính, có khoảng 50% chị em trong độ tuổi từ 20 đến 29 mắc phải loại mụn này và thường xuất hiện ở chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, trước khi mang thai, sau khi sinh, bước vào giai đoạn mãn kinh – tiền mãn kinh, phụ nữ từ 30 đến 50 bị rối loạn nội tiết tố (Testosterone thay đổi) cũng có khả năng xuất hiện mụn trứng cá.
Phụ nữ là đối tượng dễ bị mụn nội tiết tố nhất.
Kể cả khi bạn sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT) để giảm triệu chứng trong giai đoạn tiền mãn kinh, cũng dễ hình thành mụn trứng cá. Bởi vì, HRTs dùng hormone protein để thay thế progesterone và estrogen mà cơ thể đã mất, khiến lỗ chân lông nở to tạo điều kiện cho vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập gây viêm.
2. Nguyên nhân gây mụn nội tiết
Sự mất cân bằng của hormone như tăng testosterone, androgen hay giảm estrogen thúc đẩy tuyến mồ hôi và, tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ. Điều này khiến bã nhờn tích tụ trên bề mặt da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn P. Acnes phát triển và hình thành mụn trứng cá. Ngoài ra, mụn nội tiết tố còn xuất hiện do một số nguyên nhân khác như:
- Mắc các bệnh lý liên quan đến tinh hoàn, tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang,…
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học.
- Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
- Lạm dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần dễ gây kích ứng như AHA, BHA, retinol,…
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như lithium, steroid,…
Căng thẳng trong công việc, phụ nữ bị nổi mụn tiết không thể kiểm soát.
>>> Xem thêm: Cách nhận biết da bị nổi mụn kích ứng do dị ứng mỹ phẩm
3. Dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết
Các loại mụn nang như mụn đầu đen, mụn mủ, mụn đầu trắng,… nếu như bị viêm sẽ hình thành u nang hoặc mụn mủ. Đây chính là triệu chứng của mụn nội tiết. Sau đây, Physiodermie sẽ chia sẻ các dấu hiệu nhận biết loại bệnh này:
- Vị trí xuất hiện: Mụn nội tiết tố thường xuất hiện ở 2 bên má, quai hàm, cằm, lưng, cổ,…
- Mụn tái phát mỗi tháng một lần và mọc cùng một vị trí: Tương đồng với chu kỳ kinh nguyệt, mụn nội tiết thường xuất hiện mỗi tháng một lần.
- Mụn kéo dài dai dẳng ở thời kỳ hậu sản, sau giai đoạn dậy thì: Ở độ tuổi 20 hoặc phụ nữ sau mang thai bị rối loạn nội tiết tố dẫn đến hình thành nốt mụn vẫn sưng viêm và tái đi tái lại trên da.
- Nổi nhiều mụn bọc, mụn mủ, u nang lớn,… gây viêm nhiễm, sưng to và đỏ.
- Xuất hiện mụn khi bị stress: Khi căng thẳng, hormone cortisol có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố của cơ thể, dẫn đến tình trạng hình thành mụn.
Mụn nội tiết xuất hiện dày đặc ở quai hàm.
Ngoài ra, Physiodermie sẽ giúp bạn nhận biết mụn trứng cá đang ở mức độ nào để có phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể là:
- Mụn trứng cá ở mức độ nhẹ thường là mụn đầu trắng, mụn đầu đen.
- Mụn trứng cá ở mức độ vừa có thể viêm hoặc không viêm, để lại sẹo.
- Mụn trứng cá ở mức độ nặng thường viêm và để lại sẹo.
4. 3 phương pháp điều trị mụn nội tiết an toàn và hiệu quả nhất hiện nay
Bạn có biết tại sao mụn nội tiết dễ tái đi tái lại không, nguyên nhân chủ yếu là do phương pháp chăm sóc da và điều trị không đúng cách. Physiodermie sẽ chia sẻ với bạn 3 phương pháp điều trị mụn tiết tố hiệu quả nhất hiện nay.
4.1. Điều trị mụn nội tiết bằng thuốc
Mụn nội tiết là dạng u nang, phát triển sâu dưới da nên không thể chữa trị bằng các sản phẩm chăm sóc da thông thường. Vì vậy, bạn cần sử dụng thuốc đặc trị bôi ngoài da để điều trị mụn nội tiết.
- Thuốc kháng Androgen: Sử dụng loại thuốc này để làm giảm, ổn định mức độ hormone Androgen trong cơ thể – loại hormone tự nhiên có ở cả nam và nữ. Nếu bạn đang mang thai, đang cho con bú; tình trạng Kali trong máu tăng; suy gan, suy thận; chảy máu bất thường trong tử cung thì không nên sử dụng thuốc Androgen.
- Thuốc tránh thai trị mụn nội tiết: Bốn chất hóa học bao gồm ethinyl estradiol, drospirenone, norgestimate và norethindrone có trong thuốc tránh thai giúp cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể. Ngoài ra còn giảm mụn nội tiết trong giai đoạn rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt. Loại thuốc này chống chỉ định với đối tượng mắc bệnh ung thư vú, tăng huyết áp,…
- Thuốc bôi retinoids: Mụn nội tiết đang ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc bôi retinoids có nguồn gốc từ vitamin A chứa trong các loại gel, kem,… Khi sử dụng retinoids, bạn cần bôi kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ da, tránh nguy cơ tia UV tiếp xúc gây sạm đen.
- Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc như Macrolide, Minocycline, Doxycycline thường được dùng để điều trị mụn nội tiết với tác dụng kháng khuẩn và giảm viêm. Có thể kết hợp thuốc kháng sinh với các loại thuốc khác như benzoyl peroxide để giảm tác dụng phụ.
Thuốc bôi ngoài da điều trị mụn nội tiết cấp độ nhẹ.
4.2. Điều trị mụn nội tiết bằng mỹ phẩm có chiết xuất từ tự nhiên
Trường hợp mụn nội tiết mức độ nhẹ, có thể sử dụng các phương pháp điều trị tự nhiên để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây là một số sản phẩm tự nhiên được dùng điều trị mụn nội tiết:
- Tinh dầu trà xanh: Đây là thành phần được đánh giá cao vì có khả năng làm giảm viêm mụn từ nhẹ đến vừa. Khi sử dụng bạn pha tinh dầu với tỷ lệ phù hợp và thoa trực tiếp lên da.
- Tinh dầu tràm trà: Với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, tinh dầu tràm trà có thể điều trị mụn nội tiết, thúc đẩy quá trình phục hồi da, làm mờ sẹo thâm do mụn để lại. Khi dùng dạng tinh dầu nguyên chất, bạn nên pha loãng với một số loại dầu như dầu ô liu, dầu dừa,… Sau đó, mới bôi hỗn hợp lên vùng da bị mụn nội tiết.
- Alpha Hydroxy Acid (AHA): Đây là một loại acid có nguồn gốc từ thực vật (cam, quýt,…) có khả năng loại bỏ tế bào chết gây tắc lỗ chân lông, giảm thiểu hình thành mụn. Kết hợp với các sản phẩm làm dịu nốt mụn viêm sưng như serum Bioarome CN, kem dưỡng Sensitive Skin Emulsion,… Lưu ý, khi sử dụng AHA bạn nên bôi kem chống nắng để bảo vệ tránh khỏi tác hại của tia UV.
Kem dưỡng làm dịu da nhạy cảm của thương hiệu dược mỹ phẩm Physiodermie.
4.3. Điều trị mụn nội tiết bằng công nghệ cao
Đối với trường hợp mụn trứng cá ở mức độ nặng, kéo dài dai dẳng gây tổn thương nghiêm trọng trên da, sử dụng công nghệ cao là sự lựa chọn hàng đầu. Ngày nay, các công nghệ như trị mụn bằng laser, ánh sáng IPL, điện di,… được ưa chuộng vì mang đến hiệu quả cao trong điều trị mụn nội tiết. Mặt khác, bạn cần lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, thiết bị công nghệ cao, bác sĩ dày dặn kinh nghiệm để quá trình điều trị mụn diễn ra an toàn. Ngoài ra, bạn cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để vết thương nhanh chóng phục hồi.
Điều trị mụn nội tiết mức độ nặng bằng công nghệ laser.
>>> Xem thêm: Cách điều trị mụn trứng cá đỏ hiệu quả theo triệu chứng
Bài viết đã đề cập chi tiết các thông tin về mụn nội tiết, bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu, độ tuổi xuất và phương pháp điều trị. Vì vậy, khi đối mặt với mụn nội tiết cấp độ nhẹ, vừa đến nặng, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả. Đừng quên truy cập https://physiodermie.vn để tìm kiếm dược mỹ phẩm chăm sóc da phù hợp với từng tình trạng da. Chuyên gia Physiodermie luôn đồng hàng cùng bạn trên chặng đường chăm sóc sức khỏe làn da!
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com