Viêm chân lông vùng kín – Nỗi niềm của hàng trăm chị em phụ nữ!

viem-chan-long-vung-kin-noi-niem-cua-hang-tram-chi-em-phu-nu

Viêm chân lông vùng kín – Nỗi niềm của hàng trăm chị em phụ nữ!

Nội Dung Bài Viết

Chúng ta thường quá chú trọng đến chăm sóc da mặt mà quên mất rằng chăm sóc vùng kín cũng cần thiết và quan trọng không kém. Viêm nang lông hay còn gọi là viêm lỗ chân lông có thể xuất hiện ở bất cứ phần nào trên cơ thể, đặc biệt viêm chân lông vùng kín gây không ít khó khăn cho chúng ta khi mắc phải. Không chỉ “chị em” mà ngay cả các “anh em” cũng không thoát được viêm chân lông vùng kín. Trong bài viết lần này, Physiodermie sẽ cung cấp đến bạn tất tần tật kiến thức về viêm lỗ chân lông vùng kín để có thể phòng tránh hoặc biết cách điều trị khi mắc phải.

Dấu hiệu nhận biết viêm chân lông vùng kín

Viêm chân lông (viêm lỗ chân lông) là tình trạng nang lông bị viêm nhiễm thường xảy ra ở những vùng da bí, ẩm, tiết nhiều mồ hôi như vùng nách, ngực, vùng kín và xảy ra ở cả nam và nữ. So với những vùng da khác trên cơ thể, vùng kín thường mỏng, nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp nhiều vấn đề bệnh lý hơn. Viêm lỗ chân lông vùng kín không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn tạo ra tâm lý tự ti, e ngại khi sinh hoạt đặc biệt đối với nữ giới.

Viêm chân lông vùng kín
Viêm chân lông vùng kín

Dấu hiệu nhận biết viêm chân lông vùng kín ở nữ:

  • Nang lông bị viêm, sưng đỏ
  • Mụn nước hoặc mụn mủ mọc lên ở lỗ chân lông.
  • Bề mặt da nổi cộm, sần sùi so với các vùng da khác lân cận
  • Xuất hiện lông mọc ngược
  • Ngứa, rát da

Dấu hiệu nhận biết viêm chân lông vùng kín ở nam:

  • Tổn thương da tương tự nữ giới nhưng thường gặp ở vùng bìu hoặc thân dương vật.
  • Theo thống kê nam giới có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn nữ giới.

Xem thêm: 7 bí mật về viêm chân lông bạn có thể chưa biết!

Nguyên nhân gây viêm chân lông vùng kín

Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng bị viêm chân lông ở vùng kín là do nhiễm virus, nấm và vi khuẩn, trong đó phổ biến nhất là tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus. Da ở vùng kín thường nhạy cảm và dễ kích ứng vì vậy khi có một tác động mạnh, nang lông có thể bít tắc và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm lỗ chân lông vùng kín có thể kể đến như

1. Mặc quần lót quá chật

Mặc quần lót quá chật làm tăng nguy cơ viêm nang lông vùng kín
Mặc quần lót quá chật làm tăng nguy cơ viêm nang lông vùng kín

Việc mặc quần lót quá chật, chất liệu vải lót dày và thô cứng làm tăng ma sát giữa da và quần lót khiến da tổn thương, trầy xước và viêm nhiễm. Hơn nữa mồ hôi từ việc tập thể dục hoặc vận động mạnh tạo ra môi trường thuận lợi làm tăng nguy cơ bị viêm nang lông và các bệnh phụ khoa khác.

2. Không vệ sinh vùng kín

Vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc không thường xuyên vệ sinh vùng kín là một trong những nguyên nhân chính gây nên viêm nang lông. Vùng kín thường bí hơn các vùng da khác vì được che chắn bởi các lớp quần áo. Nếu không được vệ sinh đúng cách, mồ hôi cùng bụi bẩn, dịch tiết âm đạo có thể ứ đọng ở nang lông gây bít tắc và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

3. Cạo lông vùng kín không đúng cách

Có nên tự ý cạo lông vùng kín không?
Có nên tự ý cạo lông vùng kín không?

Một trong số những thói quen chăm sóc vùng kín chúng ta thường áp dụng là cạo lông vùng kín để thông thoáng và sạch sẽ hơn. Nhưng lông ở vùng kín thường cứng và dày hơn so với những vùng khác. Vì thế, khi cạo hoặc tẩy lông quá mạnh tay hoặc dùng sản phẩm tẩy lông không đảm bảo an toàn, vùng da nhạy cảm này rất dễ bị kích ứng và trầy xước.

4. Ngâm bồn tắm

Thói quen ngâm bồn tắm cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến viêm chân lông vùng kín do bồn tắm không được làm sạch và vi khuẩn thường phát triển mạnh trong nước nóng.

5. Nhiệt độ và độ ẩm cao

Nhiệt độ và độ ẩm ngoài môi trường cao có thể khiến dầu thừa, mồ hôi tiết ra nhiều hơn, vùng kín bị bí bách. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, dịch ứ đọng trong thời gian dài có thể khiến nang lông bị viêm, sưng và nóng rát.

Viêm lỗ chân lông vùng kín có nguy hiểm không?

Viêm chân lông vùng kín là bệnh lý có mức độ không quá nguy hiểm và không gây nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh thường gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt đối với những ai đã có gia đình, viêm chân lông gây ra tâm lý e ngại, thiếu tự tin và tránh né gần gũi với người bạn đời của mình. Khi không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng khác như áp xe, rụng lông vĩnh viễn, mụn nhọt, tổn thương da diện rộng..

Cách điều trị viêm lỗ chân lông vùng kín

1. Sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc bôi hoặc thuốc kháng sinh phải được kê toa dưới chỉ định của bác sĩ
Thuốc bôi hoặc thuốc kháng sinh phải được kê toa dưới chỉ định của bác sĩ

Viêm nang lông cũng như những bệnh lý khác, bạn nên sử dụng thuốc khi có chỉ định và được kê toa bởi bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc bôi hoặc uống. Một số loại thuốc trị viêm chân lông vùng kín được sử dụng, gồm có

  • Thuốc kháng sinh: với những trường hợp tổn thương có mức độ nặng và lan tỏa rộng, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng và chỉ định thuốc kháng sinh/ kháng nấm tương ứng.
  • Bactroban: được bào chế ở dạng thuốc mỡ và chứa thành phần chính là Mupirocin – có tác dụng kháng khuẩn, từ đó làm giảm viêm và sưng đau.
  • Thuốc giảm đau: Các mụn nước và mụn mủ ở vùng kín có thể ma sát với quần lót, gây đau nhức và khó chịu. Do đó bạn có thể được bác sĩ kê toa thuốc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac,… để cải thiện triệu chứng triệu chứng nóng rát và đau nhức.
  • Thuốc bôi chống nấm: trường hợp nang lông bị viêm do nhiễm nấm, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi tại chỗ như Nizoral, Canesten và Mycoster.

2. Chữa bằng thảo dược thiên nhiên

Lá trầu không
Lá trầu không
  • Ngâm rửa vùng kín với lá trầu không: Lá trầu không có đặc tính sát trùng và kháng khuẩn vì thế bạn có thể dùng lá trầu không đun sôi với nước, sau đó để nguội và ngâm rửa vùng kín.
  • Tắm lá trà xanh: Trà xanh chứa nhiều các chất chống oxy hóa (polyphenol), giảm ngứa, viêm và phục hồi các mô da tổn thương. Dùng nắm lá trà xanh tươi, đun với nước và pha với nước tắm để làm giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Tắm lá bạc hà tươi: Hoạt chất menthol trong bạc hà có đặc tính làm mát, giảm viêm và giảm tình trạng ngứa. Ngoài ra tinh dầu trong bạc hà còn có mùi thơm đặc trưng, giúp khử mùi khó chịu và làm giảm triệu chứng ở vùng kín.

Vùng kín là vị trí nhạy cảm, vì vậy bạn nên lựa chọn nguyên liệu sạch và ngâm rửa nhiều lần để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và kích ứng da. Khi ngâm rửa và tắm lá thảo dược, nên sử dụng nước có nhiệt độ vừa phải, không quá nóng khiến da tổn thương.

3. Sử dụng tinh dầu trị viêm nang lông – giải độc tố

Một số chiết xuất từ tinh dầu thiên nhiên được nghiên cứu là có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu các kích ứng mẩn đỏ trên da tốt hơn cả dùng thuốc kháng sinh. Chiết xuất cam đắng có trong tinh dầu giải độc tố Bathoil LF Purifying có khả năng hấp thụ bã nhờn giúp cân bằng việc tạo ra dầu trên da, làm dịu sự hoạt động quá mức của dầu cũng như các loại mụn trứng cá. Vỏ của nó cũng cung cấp chất chống viêm, chống vi khuẩn giúp giữ cho da sạch và không có dầu thừa, làm dịu kích ứng và mẩn đỏ, giúp da phục hồi sau những tổn thương đặc biệt đối với tình trạng lỗ chân lông bị viêm. Bathoil LF Purifying dùng được cho vùng da nhạy cảm như vùng kín và có tác dụng sau vài lần sử dụng.

Bathoil LF Purifying
Bathoil LF Purifying

Cách sử dụng:

  • Ngâm bồn tắm: Đổ 2-3 nắp đầy Tinh dầu tắm LF giải độc tố vào bồn tắm ở nhiệt độ nước ấm 37-38 độ c. Thời gian ngâm bồn: 15-20 phút 2-3 lần/tuần. Có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp với các loại Tinh dầu tắm của Physiodermie (tối đa 4 loại). Nên sử dụng vào buổi tối.
  • Sử dụng trực tiếp trên da cơ thể: Thoa một lượng vừa đủ vào vùng da còn ướt nước sau khi tắm tập trung vào vùng da xỉn màu, nhiễm độc tố. Massage nhẹ nhàng cho tinh chất thẩm thấu hoàn toàn vào da. Nhiệt độ tiếp xúc có thể thay đổi (ấm lên) ở vùng da tiếp xúc với sản phẩm do tác động thẩm thấu của sản phẩm. Sau khi massage để khoảng 15-20 phút sau đó làm sạch với nước.
  • Đối với vùng kín: Không được bôi trực tiếp như dung dịch vệ sinh phụ nữ mà chỉ dùng pha loãng với nước rồi vệ sinh vùng kín hoặc tắm để làm sạch toàn thân.

Hướng dẫn chăm sóc sau điều trị viêm chân lông vùng kín

Sau khi điều trị bằng những biện pháp trên, bạn cần kết hợp với chế độ chăm sóc khoa học để hỗ trợ cho quá trình điều trị viêm nang lông và ngăn ngừa tái phát.

  • Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch cùng các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ từ 1 đến 2 lần mỗi ngày
  • Lựa chọn quần lót phù hợp, không quá bó sát và chất liệu mỏng, thông thoáng, mềm mịn
  • Trong thời gian điều trị nên tránh mặc quần jean bó, quần bò hoặc các loại quần gây bí vùng kín
  • Uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm xanh-sạch để tăng cường miễn dịch, ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C
  • Vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ
  • Không sử dụng chung các vật dụng như khăn tắm, quần lót,.. với người khác
  • Hạn chế cạo lông hoặc tác động mạnh vào vùng kín trong thời gian điều trị.
5/5 - (1 bình chọn)

Nguồn tham khảo

Chia sẻ bài viết:
Thẻ bài viết:

1 thought on “Viêm chân lông vùng kín – Nỗi niềm của hàng trăm chị em phụ nữ!”

  1. Viêm chân lông (viêm lỗ chân lông) là tình trạng nang lông bị viêm nhiễm thường xảy ra ở những vùng da bí, ẩm, tiết nhiều mồ hôi như vùng nách, ngực, vùng kín và xảy ra ở cả nam và nữ. So với những vùng da khác trên cơ thể, vùng kín thường mỏng, nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp nhiều vấn đề bệnh lý hơn. Viêm lỗ chân lông vùng kín không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn tạo ra tâm lý tự ti, e ngại khi sinh hoạt đặc biệt đối với nữ giới.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon chữ thập
Methode Physiodermie – Thương hiệu Dược Mỹ Phẩm thiên nhiên trị liệu từ Thụy Sĩ

✡ Cung cấp giải pháp chăm sóc da đặc trị và chuyên nghiệp cho khách hàng, Spa, SkinCare, Thẩm Mỹ Viện, Clinic,… Chặng đường hơn 45 năm nghiên cứu và phát triển, Physiodermie luôn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của ngành Dược Mỹ Phẩm Thụy Sĩ.
Bạn đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của Physiodermie? Đặt lịch soi da và tư vấn hoàn toàn miễn phí ngay:

You Might Also Like

KẾT NỐI

Shopping Cart