Mụn trứng cá đỏ Rosacea rất dễ nhầm lẫn với mụn trứng cá thông thường. Nếu không phát hiện kịp thời bệnh dễ chuyển biến theo thể nặng gây tổn thương mắt.
Bệnh lý mãn tính Rosacea xuất hiện các biểu hiện như châm chích, nổi mụn, giãn mao mạch, mụn đỏ,… chủ yếu là ở mặt. Vậy mụn trứng cá đỏ có nguy hiểm không? Hãy cùng Physiodermie tham khảo bài viết dưới đây để biết bệnh đang ở giai đoạn nào và có cách điều trị mụn trứng cá đỏ hiệu quả.
1. Mụn trứng cá đỏ là gì, thường xuất hiện ở vị trí nào?
Mụn trứng cá đỏ (còn gọi là Rosacea) là tình trạng da mặt đỏ, mao mạch hiện rõ, đốm mụn sưng có mủ, kèm theo cảm giác châm chích. Các triệu chứng này rất khó kiểm soát, thường xuất hiện theo từng đợt nên rất khó điều trị khỏi hoàn toàn.
Mụn trứng cá Rosacea xuất hiện trên mặt gây đỏ da
Rosacea thường xuất hiện ở da mặt, đặc biệt là giữa mặt như trán, cằm, mũi. Đôi khi bệnh cũng xuất hiện ở vùng gần mi mắt, ít có biểu hiện ở vùng da khác trên cơ thể. Một số triệu chứng đi kèm khi bị mụn trứng cá đỏ, cụ thể là:
- Vùng da bị mụn trứng cá mao mạch máu hiện rõ và lan rộng ra hai bên má.
- Da tiết nhiều dầu, lỗ chân lông to và hơi khô.
- Mụn trứng cá thường phát ban thành từng cục to, sưng tấy và có màu đỏ.
>>> Xem thêm: Bệnh trứng cá đỏ Rosacea: Nguyên nhân, cách chẩn đoán hiệu quả
2. Triệu chứng của mụn trứng cá đỏ theo từng giai đoạn
Mụn trứng cá đỏ thường xuất hiện ở da mặt với 4 giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn tiền trứng cá đỏ Rosacea: Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, stress, thức khuya, mỹ phẩm, tắm nước nóng… người bệnh sẽ cảm thấy nóng bừng mặt, tiết nhiều mồ hôi kèm châm chích khó chịu.
- Giai đoạn mạch máu: Trên da dần xuất hiện chứng đỏ mặt kèm theo phù nề, giãn mao mạch nhỏ do hàng rào bảo vệ da bị suy yếu.
- Giai đoạn viêm: Các nốt sẩn mủ kèm da đỏ bắt đầu xuất hiện. Đây có thể là do ký sinh trùng Demodex, nấm hay hại khuẩn gây ra và rất dễ nhầm lẫn với mụn trứng cá thông thường.
- Giai đoạn muộn: Sự tăng sinh quá mức của tuyến bã nhờn kết hợp với viêm mô sẽ dẫn đến u xơ, phì đại và xuất hiện nhiều ở mũi, được gọi là hiện tượng mũi sư tử. Trường hợp khác, mụn trứng cá đỏ phát triển ở vùng quanh mắt rất dễ bị viêm kết mạc màng mắt, viêm giác mạc, phù mắt.
Mụn trứng cá đỏ làm da bị giãn mao mạch
3. Cách điều trị mụn trứng cá đỏ theo triệu chứng
Trước khi điều trị mụn trứng cá đỏ Rosacea, bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá lâm sàng, chẩn đoán phân biệt và làm một số xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng bệnh chính xác nhất. Dựa vào kết quả của bác sĩ, bạn có thể điều trị Rosacea theo triệu chứng sau.
3.1. Điều trị sẩn, mụn mủ
Trường hợp nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc bôi kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng, chống viêm như ivermectin, axit azelaic, metronidazole,… Còn ở mức độ nặng, thuốc bôi tại chỗ sẽ không thể đẩy lùi mụn trứng cá đỏ, bác sĩ sẽ chỉ định bạn kết hợp thêm các liệu pháp laser hay uống thuốc kháng sinh isotretinoin.
Điều trị da bị sẩn mủ cấp độ nhẹ với thuốc kháng sinh
4.2. Điều trị da tổn thương phì đại
Các tổn thương phì đại nhẹ cần được cải thiện sớm bằng cách sử dụng isotretinoin liều lượng thấp trong 12 – 28 tuần theo chỉ định của bác sĩ. Nếu ở mức độ nặng, bạn cần sử dụng phương pháp như laser, liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao để giảm kích ứng, giảm viêm. Ngoài ra, bạn có thể dùng phương pháp khác để can thiệp như phẫu thuật lạnh/ nhiệt hay điện phẫu để loại bỏ phần da bị phì đại gây mất thẩm mỹ.
Vùng mũi bị sự tổn thương nặng do mụn trứng cá đỏ Rosacea
4.3. Điều trị tổn thương mắt
Khi điều trị các vấn đề về mắt, người bệnh nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ da liễu và nhãn khoa để chỉ định thuốc nhỏ mắt để giảm kích ứng, kháng khuẩn, chống viêm và ngứa. Vùng mắt rất dễ bị tổn thương, thậm chí có thể bị mù lòa. Vì vậy, bạn nên vệ sinh vùng mí mắt bằng cách chườm ấm, lau mắt bằng dung dịch dành cho trẻ sơ sinh,… Ngoài ra, bạn có thể dùng nước mắt nhân tạo để làm dịu cảm giác ngứa, nóng, rát vùng mắt và bảo vệ mắt bằng kính râm để chống tia UV.
Bảo vệ mắt bị mụn trứng cá đỏ bằng kính râm
4.4. Điều trị ban đỏ, cơn đỏ bừng mặt
Để giảm tình trạng ban đỏ, đỏ bừng mặt bạn cần sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da tránh ánh nắng mặt trời và các tác động từ môi trường. Nếu bạn đã chăm sóc da đúng cách mà tình trạng vẫn không cải thiện, người bệnh cần được điều trị bằng các liệu pháp như laser, ánh sáng xung cường độ cao (IPL). Cách điều trị mụn trứng cá đỏ với phương pháp này sẽ tạo ra các chùm ánh sáng hẹp chiếu vào các mạch máu có thể nhìn thấy trên da. Lượng nhiệt từ tia laser sẽ làm các tĩnh mạch bị giãn co lại và mất đi, ít để lại sẹo hay các tổn thương vùng da xung quanh.
Cách điều trị mụn trứng cá đỏ với ánh sáng xung cường độ cao
Mụn trứng cá đỏ không thể điều trị khỏi hoàn toàn trong thời gian ngắn. Bệnh có thể tái phát lại sau khi đã thuyên giảm nếu bạn không biết rõ nguyên nhân và cách phòng ngừa an toàn. Khi bệnh chuyển biến nặng, bạn cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán chính xác, áp dụng cách điều trị mụn trứng cá đỏ phù hợp. Nếu bạn đang tìm hiểu các bệnh về da liễu, hãy đón đọc các bài viết hữu ích khác của Physiodermie trên website.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com